HUYỆT TÂM DU 

心俞穴
B 15 Xīn yú xué (Sinn Chou).

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU

Xuất xứ của huyệt Tâm Du:

«Linh khu – Bôi du».

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU

Tên gọi của huyệt Tâm Du:

– “Tâm” hiểu theo giải phẫu là tim.
– “Du” có nghĩa là huyệt; nơi khí ra vào.
Huyệt sát với tim và nơi qua đó tâm khí rót vào cơ thể. Nó có dấu hiệu chủ yếu ở sự rối loạn tim, do đó mà có tên là Tâm du.
Có người cho rằng, cổ nhân xem hình dáng của tim như bông sen chưa nỏ bám vào đốt thứ 5 của xương sống, là nơi phó thác vận chuyển kinh khí, lại là du huyệt quan trọng điều trị bệnh Tâm nên gọi là Tâm du.

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU

Tên Hán Việt khác của huyệt Tâm Du:

Bôi du.

Huyệt thứ:

15 Thuộc Bàng-quang kinh.

Đặc biệt của huyệt Tâm Du:

“Bôi du” huyệt của Tâm.

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU

Mô tả của huyệt Tâm Du:

1. Vị trí xưa:

Ở hai bên xương sống, dưới đốt sống lưng thứ 5 đo ngang ra mỗi bên 1,5 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy).

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU

2. Vị trí nay:

Huyệt là nơi gặp nhau của đường thẳng đứng cách Đốc mạch 1,5 thốn và đường ngang qua dưới gai đốt sống lưng thứ 5. Khi điểm huyệt ngồi hơi khom lưng xuống.

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Tâm Du:

là cơ thang, cơ trám, cơ lưng dài, cơ ngang sườn. Dưới nữa là phôi. – Thần kinh vận đông cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cổ sâu, nhánh đám rói cánh tay, nhánh của dây gian sườn 5 và nhánh dây sống lưng 5. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T5.

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU

Hiệu năng của huyệt Tâm Du:

Dưỡng tâm an thần, thanh thần định chí, lý huyết điều khí.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Tâm Du:

Toàn thân Suy nhược thần kinh, đau thần kinh liên sườn, đau tim do phong thấp, tim đập nhanh, tâm thần phân liệt, động kinh, Hít-tê-ri.

Lâm sàng của huyệt Tâm Du:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Thận du trị di mộng tinh (Ngọc long). Phối Liệt khuyết, Thần môn, Thiêu hải trị hay quên (Đại thành). Phối Thiên tỉnh, Thần đạo trị bức tức, hoảng hốt (Tư sinh). Phối Đại trử trị uất ức trong ngực (Tư sinh). Phối Thần đạo trị động kinh (Bách chứng).

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Bá hội, Khí xung, Thượng liêu, Phục lưu trị Hít-tê-ri. Phối Bạch- hoàn du, Cao-hoang du, Thận du trị mộng tinh tiết tinh. Phối Cự khuyết (thủy châm) trị suy nhược thần kinh. Phối Quyết-âm du (thủy châm) trị bệnh tim do phong thấp. Phối Thần môn, Nội quan, Dương Lăng-tuyền thấu Ầm Lăng-tuyển trị nhịp tim không đều. Phối Thần môn, Phong long trị bệnh tim do góc ở phổi. Phối Cách du, Huyết hải, Tam-âm giao (thủy châm) trị viêm mạch máu do huyết thuyên tắc.

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, hơi xiên xuống cột sống, sâu 0,5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan ra giữa sườn – Xiên, hướng theo bò lớp cơ vào sâu 1 – 2 thốn tại chỗ có cảm giác căng tức.
2. Cứu 3 – 5 lửa. Khi cứu nên chú ý.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
* Chú ý Không nên châm thang hoặc xiên mũi kim quá sâu, sợ tổn thương tói phôi.

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU

Tham khảo của huyệt Tâm Du:

1. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Đau tim sốt lạnh, lan ra sau lưng trong ngực ngột khó thở, ho khạc ra máu, đom nhiều, hay ợ nóng phiền trong người, nôn xốc, mồ hôi không ra như dạng sốt rét, mắt lò mờ nước mắt chảy, buồn bả, chọn huyệt Tâm du làm chủ”. Sách lại nói tiếp “Chứng tâm trướng chọn huyệt Tâm du làm chủ. cũng có thế dùng Liệt khuyết”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Tâm du cứu hai bên 7 mồi lửa trị các loại phong”.
3. «Tư sinh» ghi rằng: “Tâm du, Thiên tỉnh, Thần dạo, trị buồn sợ hoảng hốt, Tâm du, Đại trử trị uất ức trong ngực”.

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU

4 «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Tâm du chủ trị về bán thân bất toại, loạn tâm khi hoảng hốt, tâm trúng phong, nằm khó thở một bên, mồ hôi ra môi đỏ, nổi cuồng chạy bậy, lên cơn dộng kinh, nói chuyện buồn khóc, trong tâm buồn bực, ho ra máu, vàng da, chảy máu, tối tăm mặt mày, nôn mửa ăn không xuống, hay quên, trễ con tâm khí bất túc, câm nhiều năm không nói”.
6. «Châm cứu tụ anh» tác giả Cao Võ ghi rằng: “Huyệt Cứu lao ghi trong Tư sinh kinh tức là huyệt này”.

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU

7. Huyệt Tâm du có công hiệu hành khí hoạt huyết, thanh nhiệt hóa đàm, trấn tỉnh an than, trên lâm sàng hiện nay Tâm du là chủ huyệt trị bệnh van tim, ngoài ra đối với các chứng di tinh, đái ra chất đục, suy nhược thần kinh do tâm thận bất giao cũng có hiệu quả.
8. Huyệt Hoạn môn (thuộc Kỳ huyệt) vị trí tương dương với Tâm du.
Ở vế vị trí của huyệt này, theo “Đồ dực”, “Kim giám” đều ghi rằng, “Từ giữa cột sống đo ra mỗi bên 2 thốn”. Còn “Giáp ất” lại ghi rằng: “Ở dưới cột sống lưng thứ 5, đo ra mỗi bên 1,5 thốn”.

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU

9. Theo kinh nghiệm của Soulié de Moranl, bố tả tuỳ theo thể chất của mỗi người, dùng để trị các chưng dễ cảm động. Bệnh nhân là người hễ có một tin buồn hay vui gì cũng đủ làm cho họ cảm động, tâm trí xao xuyến, hay là có việc phải ra giữa đám đông người cũng vậy là thấy tim dập mạnh và thỉnh thoảng quả tim như muốn đứng, phải nhúc nhích một cái mới dễ chịu, nước tiểu khi thì như bí, khi đái láu. Nếu bệnh nhân có dương chứng như hay cựa quậy, nhiễu dõng luôn thì tả, nếu lừ đừ, uể oải thì bổ .

10. Có tác giả hiện đại cho huyệt nằm trên mỏm gai cột sống lưng 5, đo ra mỗi bên 1,5 thốn.

HUYỆT TÂM DU 
HUYỆT TÂM DU
Bài trướcTAM TIÊU DU 
Bài tiếp theoTÂM QUÝ ĐIỂM

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.