Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

三陰交穴
Sp 6Sānyīnjiāo xué (Sann ỉnn Tsiao)

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

Xuất xứ của huyệt Tam Âm Giao:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Tam Âm Giao:

– “Tam” có nghĩa là ba.
-“Âm” trái với dương, chỗ mặt trong chân so với mặt ngoài chân.
– “Giao” có nghĩa là chỗ gặp nhau.
Huyệt ở tại chỗ gặp nhau của ba kinh âm ở chân, cách mắt cá trong 3 thốn, nơi chỗ hỏm bờ dưới xương. Cho nên gọi là Tam âm giao (ba kinh âm hội giao lại với nhau).

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

Tên Hán Việt khác của huyệt Tam Âm Giao:

Đại âm, Thừa mạng Ha Tam-lý.

Huyệt thứ:

6 Thuộc Tỳ kinh.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

Đặc biệt của huyệt Tam Âm Giao:

Hội huyệt của Túc Thái-âm, Túc Quyết-âm Túc Thiếu-âm.

Mô tả của huyệt Tam Âm Giao:

1. Vị trí xưa:

Trên mắt cá chân trong 3 thốn, nằm ở chỗ hỏm dưới xương (Giáp át, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

2. VỊ trí nay :

Chỗ lồi lên cao nhất của mắt cá chân trong đo lên 3 thốn. Huyệt ở chỗ hỏm sát bò sau phía trong xương chày.

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Tam Âm Giao :

là bờ sau trong xương chày, bờ trước cơ gấp dài các ngón chân và cơ cẳng chân sau – Thần kinh vận động là các nhánh của dây chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L4.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

Hiệu năng của huyệt Tam Âm Giao :

Bổ tỳ thổ, trợ vận hóa, thông khí trệ, sơ hạ tiêu, điều huyết thất ở tinh cung, đuổi phong thấp ở kinh lạc, kiện tỳ hóa thấp, sơ can ích thận.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Tam Âm Giao:

1. Tại chỗ :

Sưng đau cẳng chân.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

2. Theo kinh, Toàn thân:

Bí đái, bệnh thuộc hệ sinh dục, sình bụng, đau bụng, ỉa chảy, liệt nửa người, suy nhược thần kinh, viêm da do thần kinh, phong mề đay, thấp chẩn, ngứa ngáy.

Lâm sàng của huyệt Tam Âm Giao:

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Hợp cốc, Thái xung trị đẻ khó (Đại thành). Phối Tuyệt cốt, Côn lôn trị bệnh phần trên gót chân (Đại thành). Phối Tam lý, Tuyệt cốt trị đau nhức chân mãn tính (Ngọc long). Phổi Khí hải trị bạch trọc kinh niên (Bách chứng). Phối Thừa sơn trị đầy tức trong ngực (Thiên kim bí quyết). Phối Đại đôn trị đau co thắt tiểu trường (Càn khôn sanh ý). Phối Hợp cốc trị bệnh ở tỳ do huyết khí. Phối Nội quan, Thái xung trị lưỡi nứt nẻ, chảy máu (Tạp bệnh huyệt pháp ca). Trị ho do lạnh bổ Hợp cốc, tả Tam-âm giao (Tịch hoằng).

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Trung quản, Nội quan, Túc Tam-lý trị viêm mạch quản do huyết thuyên tắc. Phói Quy lai, Túc Tam-lý trị sa dịch hoàn. Phối Quan nguyên trị đái dầm. Phối Huyết hải, Khí hải, Quan nguyên trị kinh nguyệt không đều. Phối Thủy đạo, Hoành cốt, Kỳ môn trị kinh nguyệt khó. Phối Thủy phân (cứu) trị đơn phúc trướng. Phối ủy trung (xuất huyết) trị đái khó. Phối Bàng-quang du (cứu) trị đái khó, đái lắt rắt. Phối Khí hải, Trung cực trị bế kinh.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

Phối Trung quản, Khí hải trị kinh nguyệt quá kỳ đau bụng dưới, huyết tím bầm có cục. Phối Thận du, Hợp cốc trị đẻ ngang. Phối Quan nguyên, Trung cực trị sản hậu huyết vận. Phối Bàng-quang du trị tiểu tiện không thông. Phối Quy lai, Thái xung trị thoát vị bìu. Phối Trung cực, Khúc tuyền trị ngứa bộ phận sinh dục. Phối Quan nguyên trị thống kinh. Phối Nội quan, Thần môn trị mất ngủ.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng tới huyệt Tuyệt cốt, sâu 1,5-2 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ – Châm trị bệnh ổ chân thì hướng mũi kim hơi ra phía sau, sâu 1-1,5 thốn, có cảm giác như điện giật lan xuống đáy bàn chân – Châm xiên, trong trường hợp trị bệnh toàn thân thì mũi kim hướng lên phía trên, sâu 1- 2,5 thốn, khi đắc khí rồi vê kim xuống dưới, có cảm giác căng tức có thê lan tới khớp gối hoặc bên trong bắp đủi.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phút.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

Tham khảo của huyệt Tam Âm Giao:

1. «Linh khu – Tứ thời khí» ghi rằng: ” Đại tiện trong lỏng thức ăn không tiêu, bổ Tam-âm giao, bổ Âm Lăng-tuyền, đều lưu kim lâu, đến khi nhiệt hành rồi mới thôi”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Dưới chân đau nóng, không ngồi lâu được, đó là thấp tý không thể đi được, nên dùng huyệt Tam-âm giao làm chủ”.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

3. «Thiên kim» quyển thứ 4 ghi rằng: “Trị bạch băng cứu ở chỗ ngang của bụng dưới, ngang với lỗ rốn gióng thẳng xuống cứu 100 lửa, lại cứu tiếp trên mắt cá chân trong đo lên mỗi bên 3 thốn cứu mỗi bên 100 lửa”.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

4. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Tam- âm giao chủ trị về tỳ vị suy nhược, tâm ngực bụng sôi, ỉa chảy ăn không tiêu, cục hòn tích ở bẹn, lạnh bụng, đau phía trong đầu gối, tiểu tiện không thông, đau dương vật, yếu chân khó đi, thoát vị, tiểu tự chảy, đởm hư, sau khi ăn nôn ra nước, mộng tinh, di tinh, hoắc loạn, tay chân quyết lãnh, không ngáp được, miệng há không ngậm, ngọc hành đau, đau dưới rốn không chịu được, trẻ con chạm vía, phụ nữ có kinh, gầy gò, trừng hà, rong kinh, kinh nguyệt lai rai, động thai, đẻ ngang, sản dịch không xuống sau sinh, ra huyết nhiều, băng huyết bất tỉnh nhân sự, nếu kinh mạch bế tắc không thông tả vào huyệt này thì thông”.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

5. «Đại thành» quyển thứ 8 ghi rằng: “Bệnh ở trên khớp cổ chân, cứu huyệt Tam-âm giao, Tuyệt cốt, Côn lôn“.
6. Theo “Giáp ất” ghi rằng huyệt Tam-âm giao là nơi hội của Túc Thái-âm, Quyết-âm, Thiếu-âm. Lại căn cứ theo “Đồng nhãn” ghi rằng huyệt Tam-âm giao khi có thai không được châm vào.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

7. «Càn khôn sinh ý>> ghi rằng: “Ngày xưa có thái tử đôi Tống rất giỏi về y thuật, khám gặp một người phụ nữ có thai, thái tử chân đoán rằng, đây là một thai nữ. Từ Văn Bá cũng chẩn rằng, Đây là một thai nam, một thai nữ. Thái tử vội muốn giải phẫu xem lắy. Văn Bá nói rằng, Thần có thể châm làm cho thai xuống, bên tả Tam-âm giao, bổ Thủ Dương minh Hợp cốc. Châm vào quả thật thai xuống liền. Do đó, phụ nữ có thai không được châm vào huyệt này, có thể làm cho chết thai rồi đi ra”.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

8. Huyệt Tam-âm giao có công năng kiện tỳ hòa vị, dưỡng can ích thận, ứng dụng rất rộng rãi. là huyệt chủ yếu để trị về hệ tiêu hóa, sinh dục, tiết niệu và bệnh sản phụ khoa, đó cũng là một trong những huyệt thưởng dùng trong trị bệnh ở hạ chi.
9. «Phối hợp khái luận giảng nghĩa>>: Túc Tam-lý thăng dương kiện vị, Tam-âm giao bố âm kiện tỳ. Hai huyệt ấy phối hợp với nhau là phương pháp chủ yểu để trị chứng tỳ vị hư hàn, khí huyết hư hao, không thể thiếu trong mòn “hư tổn”, cũng có trường hợp Vị trọc Tỳ nhược, dương vượng âm suy thì trong khi bô’ âm lẽ tất nhiên cũng phải kết hợp phép thanh đạo, tức là bổ Tam âm giao và tả Túc Tam lý vậy. Trái lại cũng có trường hợp dương hư khí suy, phong ôn sinh ra chứng tê đùi và phủ chân tê đơ, đau đớn, thi một mặt phải chấn dương, một mặt phải hòa âm, hợp dụng lại đê thư kinh lợi tê công hiệu càng thêm rõ rệt.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

10. «Phôi hợp khái luận giảng nghĩa>>: Lý Đông Viên trị bệnh thường lấy tỳ vị làm chủ những kẻ tuân theo lề lối ấy không phải là ít, chỉ tiếc vì những phương mà họ Lý đã lập ra hết thảy đều thuộc về loại “thũng đề, hùm láo” thành thử đối với những người thể chất âm hư thì tài không thể dùng được. Từ khi có thuyết “Tư bô tỳ âm” của Đường Dung Xuyên được xướng, hầu hết nhân sĩ trong y giới tin theo một cách sâu mạnh, bổi tỳ dương hư hãm đến nỗi mất chức năng vận hóa thì ích khí thăng dương là lẽ tất nhiên, chứ tỳ âm khô cảo, tân dịch không vận hành thi phép ôn táo không những phải cấm dùng mà lại còn phải tư âm nhuận táo là khác nữa. Xét rõ ra thì Tam-âm giao tức là chỗ tụ hội của 3 kinh Can, Tỳ, Thận, vì thế trong khi bổ Tỳ, ở đó có thể bô’ cả Can lẫn Thận một cách gián tiếp.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

Tam-âm giao lại có công năng bổ cả khí lẫn huyết, nên chang những là huyệt chính của phụ khoa đồng thời cũng là yếu pháp của môn nội thương, hư lao, tạp bệnh nửa. Xem ra các chứng đau bụng, ỉa chảy, kiết lỵ, cục hòn, băng huyết, bạch đái, bế kinh, đàn bà muốn có con mà dùng nó thì dẫu các phương thuốc như Lý trung, Kiến trung, Bát trân hay Thận khi, tưởng cũng không thê hơn được.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

11. «Phối huyệt khái luận giảng nghĩa»: Châm tả Hợp cốc, bổ Tam-âm giao có tác dụng bảo dưỡng thai. Chủ yếu là dựa vào huyệt tính thanh nhiệt của Hợp cốc và bổ Tỳ, Thận của Tam-âm giao. Hễ phụ nữ trong lúc sinh bị rong kinh, sẩy thai vì cơ thê’ yếu đuối phần lớn do hỏa thịnh âm suy làm cho huyết không dưỡng được thai nhi. Người xưa ghi rằng: “Thai đắc lương tắc an” (thai được mát thì yên), các nhà y học xưa, thường hay dùng vị Hoàng cầm là thuốc chính trong việc an thai, vị này có công dụng thanh nhiệt. Ngoài ra Tỳ là cái gốc của hậu thiên, là nguồn của sự sinh hóa, lại còn có nhiệm vụ thống huyết, cô nhân còn dùng Bạch truật làm tá. Tỳ thô được kiện vận, nội nhiệt được thanh thì thai nhi được an ổn. Do đó tham khảo vào phương thức này đê’ chọn huyệt Hợp cốc trong vai trò thanh nhiệt, chọn huyệt Tam-âm giao trong vai trò kiện Tỳ, bô’ Thận, dưỡng huyết. Tại sao châm bô’ Hợp cốc, tả Tam-âm giao có thê’ làm trụy thai ? Vi Hợp cốc thăng được, tán được, chí có đi chứ không giữ lại.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

Căn cứ vào cố nhân “Thai đắc lương tắc an”, ta biết rằng nếu châm bổ Hợp cốc thì nhiệt khí không tán mà cũng không giáng, vì thế Phế mất đi chức năng hanh thông của mình, Kim không sinh được Thủy làm Thận bị suy nhược. Riêng Tam-âm giao nếu bị trúng tà làm cho cả ba tạng Can, Tỳ, Thận đều hư. Huyết dã hư thì lấy gì mà dưỡng thai ? Tỳ hư không vận hóa được. Như vậy là hậu thiên không còn được tư dưỡng, Thận bị bế tàng thì tử cung dĩ nhiên cũng bị khô cạn sinh ra thượng thịnh hạ hư, âm dương nghịch loạn, như vậy thai làm sao không trụy được !

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

12. Chí âm là Tỉnh huyệt của kinh Túc Thái- dương Bàng-quang. Tỉnh tức là nơi khí đi ra như giông nước từ nguồn chảy ra, Bàng quang và Thận có quan hệ biểu lý, nay châm cứu ở huyệt Chí âm là điều khí ở Hạ tiêu, đuổi được ứ khí để rồi sinh ra khí mới. Tam-âm giao là huyệt giao hội của ba kinh âm ở chân, cũng là nơi then chốt của ba kinh âm. Phối với huyệt này có thể lý khí điều huyết, tuyên thông hạ tiêu, ích âm khí để âm khí đi xuống dưới. Phó Thanh Chủ ghi rằng: “Sinh đẻ khó là do ở huỵết hư” hoặc “Sinh đẻ khó là do khí nghịch”. Khí nghịch mà chẳng được điều lý, huyết hư mà chẳng được bổ ích, thì thai nhi dĩ nhiên phải trụy xuống thôi.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

13. «sở nghiên cứu sinh lý – Viện khoa học Trung quốc»: Châm vào huyệt Tam-âm giao của động vật thí nghiệm làm tử cung co bóp rõ rệt, khi châm vào các huyệt Tuyệt cốt, Dương Lăng-tuyền, Giáp xa là những huyệt không có tác dụng đói với tử cung cũng gây ra những co bóp nhất định, nhưng không mạnh bằng huyệt Tam- âm giao.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

14. «Bệnh viện nhân dân 6 – Thượng Hải»: Dùng quang tuyến X đê quan sát, khi châm các huyệt Tam âm giao, Trung cực, Khí hải, Quy lai, thấy tử cung nhu động từ dưới lên trên, chất lót vào ống dẫn trứng tăng lên.
15. «Flandin – Pháp»: Trên một người bệnh Can, Tỳ, Thận khi châm vào huyệt Tam-âm giao thì thấy nổi lên 3 đường trắng đi theo 3 kinh Can, Tỳ, Thận dài từ 30 – 35 cm.
16. «Đại học Y khoa Cáp Nhĩ Tân – Trung Quốc»: Quan sát sự phân bố mạch lâm ba ở một số huyệt ở chân, các huyệt Côn lôn, ủy trung, Thừa sơn có một mạch lâm ba. Các huyệt Tam-âm giao, Âm Lăng-tuyền, có 1 – 5 nhánh. Huyệt Huyết hải có 1 – 4 nhánh.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

17. Đặc điểm chủ trị của huyệt Tam-âm giao là gì ? Đặc điểm chủ trị của huyệt Tam-âm giao có thể dùng một câu để khái quát là “Đỗ phúc Tam- âm giao”. Tam-âm giao thuộc du huyệt của kinh Túc Thái âm Tỳ, là giao hội huyệt của ba kinh âm ở chân, có liên hệ tới ba tạng Tỳ Can Thận. Tỳ thống huyết, can tàng huyết, phụ nữ lấy huyết làm căn bản; thận tàng tinh, đàn ông lấy tinh làm căn bản; tinh huyết cùng một nguồn (đồng nguyên), cho nên hệ thống sinh dục của nam nữ đều có quan hệ tới Can Tỳ Thận.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao

Ngoài ra, chức năng khí hóa của bàng quang, trên thực tế là một bộ phận tác dụng khí hóa của Thận, vả lại cùng có quan hệ tói sự vận hóa của Tỳ khí. Vì thế, sinh lý bệnh lý của hệ tiết niệu có tương quan mật thiết với chức năng của Tỳ Thận, nên Tam-âm giao có tác dụng kiện Tỳ khí, bô’ Can Thận, điều kinh huyết, có thể trị các loại bệnh thuộc hệ sinh dục-tiết niệu của nam nữ, tập trung chủ trị bệnh đ vùng bụng dưới, “Đỗ phúc Tam-âm giao ” là chỉ ý này. Dĩ nhiên Tam-âm giao cũng thường dùng đê trị bệnh chứng của bản kinh và bệnh chứng tại chỗ.

Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Vị trí và tác dụng của Huyệt Tam Âm Giao
Bài trướcHUYỆT TAI TUYẾN
Bài tiếp theoTAM ÂM TAM DƯƠNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.