HUYỆT THẦN ĐÌNH
神庭穴
GV 24 Shéntíng xué (Chenn Ting).
Xuất xứ của huyệt Thần Đình:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Thần Đình:
– “Thần” có nghĩa là tinh thần, thần khí.
– “Đình” có nghĩa là cái sân ở trước nhà
Huyệt nằm ở trên trán và não, được xem như nơi chứa phần tinh thần, nó có tác dụng trấn an tinh thần và phục hồi ỷ thức, nên gọi là Thần đình
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Thần đình, Dinh là nơi kết tụ của thần quang, mắt là ánh sáng của thần, nguồn gốc thông vói thần hệ của lục phủ ngũ tạng, là dinh đường phía trước của não phủ nên gọi là Thần đình”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Thần Đình:
Phát tế.
Huyệt thứ của huyệt Thần Đình:
24 Thuộc Đốc mạch.
Đặc biệt của huyệt Thần Đình:
Hội của Đốc mạch, Túc Thái-dương và Dương-minh.
Mô tả của huyệt Thần Đình:
1. VỊ trí xưa:
Ở chân tóc, tù mũi thang lên (Giáp ất), vào quá chân tóc 0,5 thốn (Đồng nhãn Phát huy, Đai thành).
2. VỊ trí nay :
Trên huyệt Ân đường 3,5 thốn hoặc sau chân tóc 0,5 thốn.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thần Đình:
là cân sọ, dưới nửa là xương sọ. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh VI.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thần Đình:
1. Tại chỗ, theo kinh :
2. Toàn thân:
Động kinh, Bệnh tâm thần.
Lâm sàng của huyệt Thần Đình:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Tố liêu, Dũng tuyền trị động kinh (Đại thành). Phối Thượng tinh, Tỉnh hội, Tiền đính, Bách hội (nặn máu) trị sưng mắt, mộng thịt, đau cứng lưng, nhức đầu, ngứa lở bìu dái (Nho môn sự thân).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Ty trúc không, Ngọc chẩm, Can du trị mắt trợn ngược không có thần. Phối Thần môn, Nội quan, Tam-âm giao trị mất ngủ. Phối Phong trì, Hợp cốc, Thái xung trị trẻ con động kinh. Phối Tiền đính, Thái dương trị đau đầu trị bệnh mắt.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên 0,5 – 0,8 thốn.
2. Cứu 3 lửa. Khi cứu nên cẩn thận.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
* Chú ỷ Châm huyệt này lỡ ngộ châm thì dùng huyệt Tích trung đê hóa giải, kích thích mạnh.
Tham khảo của huyệt Thần Đình:
1. «Giáp ất»quyển thứ 7 ghi rằng: “Đầu não trống hàn, chảy máu mũi, chảy nưóc mắt, dùng huyệt Thần đình làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng : “Sốt lạnh đau đầu, ho suyễn, mắt không nhìn được, dùng huyệt Thần đình làm chủ”.
3. «Đồng nhăn» ghi rằng: “Thần đình trị tâm thần phân liệt, động kinh, mắt trợn ngược nhìn không biết người, đầu phong mắt hoa, mủi chảy nước trong không dứt, chảy nước mắt sóng, hồi hộp sợ sệt nằm không yên, có thể cứu 27 lửa đến 49 lửa là được”.
4. <<Nho môn sự thân» ghi rằng: “Mắt bị màng, thần khí của mắt châm Thần đình, Thượng tinh, Tín hội, Bách hội, Tiền đính. Năm huyệt này đều châm ra máu thì màng máu ở mắt sẽ giảm lui, đau cũng hết, mờ thì làm cho rõ, sưng làm cho hết sưng. Khi châm huyệt bệnh ở mắt không thể không dùng tới 5 huyệt này. Cho tới việc đau đầu, cứng cột sống thắt lưng, bìu đái khô ngứa, ra máu đều có thể lành. Khi châm vào đó không nên quá sâu, nếu sâu thì tổn thương tới xương”.
5. «Đại thành» quyển thứ 7 ghi rằng: “Trẻ con kinh phong, tâm thần phân liệt, mắt hoa, cứu Thần đình 7 lửa”.
6. Huyệt Thần đình theo “Bản sự phương” còn gọi là Phát tế.
7. Theo “Giáp ất” ghi rằng, huyệt Thần đình là nơi hội của Đốc mạch, Túc Thái-dương, Dương minh.
8. Theo “Kỳ kinh bát mạch khảo”, “Đại thành” đều ghi huyệt Thần đình là nơi hội của Túc Thái- dương, Đốc mạch.
9. Theo “Giáp ất”, “Đồng nhân”, “Đại thành” đều ghi rằng huyệt Thần đình “cấm châm, nêu châm vào thì phát cuồng mờ mát”, hiện nhiều sách tuân theo thuyết này.