HUYỆT THƯƠNG DƯƠNG
商陽穴
LI 1 Shāng yáng xué(Chang Yang).
Xuất xứ của huyệt Thương Dương:
«Linh khu – Bản du».
Tên gọi của huyệt Thương Dương:
– “Thương” là một trong năm nốt thang âm (gam) của ngũ âm ngày xưa và được liên hệ bởi Kim trong Ngũ hành. Thủ Dương minh Đại trường thuộc Kim, thuộc dương. Kim phát âm “thương”.
– Thương dương và Thiếu thương là những “Tỉnh” huyệt theo thứ tự của Thủ Dương-minh Đại-trường và Thủ Thái-âm phế.
Kinh Đại trường được liên hệ bởi Kim trong ngũ hành, là một kinh dương, Dương Kim. Kinh Phế được liên hệ bỏi Kim trong Ngũ hành, là một kinh âm, Âm kim. Hai kinh này có quan hệ biểu lý vổi nhau. Khí của âm kinh thay đổi từ Thiếu thương đến Thương dương,
hay nói khác hơn nó từ Kim huyệt của âm kinh đến Kim huyệt của dương kinh và phân tán xa hơn nữa. Do đó mà có tên Thương dương.
Tên Hán Việt khác của huyệt Thương Dương:
Tuyệt dương.
Huyệt thứ:
1 Thuộc Đại-truờng kinh.
Đặc biệt của huyệt Thương Dương:
“Tỉnh” huyệt, thuộc “Kim”.
Mô tả của huyệt Thương Dương:
1. VỊ trí xưa:
Ở ngón trỏ phía ngón cái cách móng tay bằng lá hẹ (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
1. Vị trí nay:
Một bên ngón trỏ phía tay quay, cách góc móng tay chừng 0,1 thốn. Huyệt ở trên đường tiếp giáp da gan tay-mu tay.
2. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thương Dương:
là phía ngoài chồ bám gân duỗi ngón trỏ của cơ duỗi chung các ngón tay, bờ ngoài đốt 3 xương ngón trỏ – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C7.
Hiệu năng của huyệt Thương Dương:
Giải biêu thối nhiệt, thanh phế lợi hầu, sơ tiết tả nhiệt ở Dương- minh kinh.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thương Dương:
1. Tại chỗ, theo kinh:
Đau nhức ngón trỏ, tê ngón trỏ, đau răng.
2. Toàn thân :
Hôn mê, sốt cao, ù tai, đau họng, thanh quản.
Lâm sàng của huyệt Thương Dương:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Thái khê trị hàn ngược (sốt rét) (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Công tôn, Túc Tam-lý trị ỉa chảy. Phối Thiếu thương, Hợp cốc trị sưng đau họng thanh quản.
Phương pháp châm cứu:
Châm Thẳng, sâu 0,2 – 0,3 thốn. Trường hợp sốt cao, viêm họng cấp, hôn mê dùng tam lăng chích ra máu.
Tham khảo của huyệt Thương Dương:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Sốt rét miệng khô, dùng huyệt Thương dương để trị”.
2. «Giáp ất» quyên thứ 12 ghi rằng: “Trong tai sinh phong, ù tai, điếc tai không nghe, dùng huyệt Thương dương”.
3. <<Giáp ãt» quyển thứ 12 ghi rằng: “Khô miệng đau dưới răng, sợ lạnh cổ sưng, dùng huyệt Thương dương làm chủ”.
4. «Thiên kim» ghi rằng: “Thương dương Cự liêu, Thượng quan, Thừa quang, Đồng tử liêu, Lạc khước, chủ trị chứng giảm thị lực (thanh mach)”.
5. <<Đại thành» quyến thứ 6 ghi rằng: “Thương dương khí tức đầy ở trong ngực, ho suyễn, tức đầy hông sườn, bệnh nhiệt mồ hôi không ra được, ù tai, sốt rét khi nóng khi lạnh, miệng khô, sưng hàm má, đau răng, sợ lạnh, đau gấp ỏ vai lưng dẫn tới khuyết bồn, mắt giảm thị lực. Cứu 3 lửa, bệnh bên trái chọn huyệt bên phải hoặc ngược lại”.
6. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Nghiệm huyệt chữa sót rét do hàn, dùng huyệt Thương dương, Thái khê” (Hàn ngược hề, Thương dương, Thái khê).
7. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” thì huyệt Thương dương là “Tỉnh” huyệt của Thủ Dương-minh kinh.