HUYỆT CÔNG TÔN

公孙穴

Sp 4 Gòngsùn (Kong Soun)

Xuất xứ của huyệt Công Tôn:

«Linh khu – Kinh mạch»

HUYỆT CÔNG TÔN
HUYỆT CÔNG TÔN

Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Công Tôn:

– “Công”, nguyên nghĩa là một hình thức nói có ý tôn trọng đối với viên chức cao cấp.
– “Tôn” có nghĩa là cháu trai.
Vào thời xưa, con trai của Hoàng tử và công tước dưới thời phong kiến được gọi là Công tôn (Cháu). Huyệt này là huyệt “Lạc” nối từ kinh đó với một nhánh khác nên có tên là Công tôn.
Huyệt thứ 4 Thuộc Tỳ kinh
Đặc biệt Lạc huyệt nói với Vị kinh. Biệt tẩu Dương-minh. Một trong Bát mạch giao hội huyệt thông ở Xung mạch.

HUYỆT CÔNG TÔN
HUYỆT CÔNG TÔN

Mô tả huyệt của huyệt Công Tôn:

1. Vị trí xưa:

Sau đốt khớp ngón chân cái (Giáp ất) 1 thốn phía trước mắt cá trong (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. VỊ trí nay :

Tìm khớp xương bàn chân và xương dài, ngón chân cái họp lại chồ nổi cao trên bàn chân, xiên vào một tý nơi lỗ hổm. Huyệt nằm trên đường tiếp giáp do gan chân với da mu chân ở bô trong bàn chân, ngang chỗ tiếp nối của thân và đầu sau xương bàn chân 1

HUYỆT CÔNG TÔN
HUYỆT CÔNG TÔN

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Công Tôn:

là cơ dang ngón chân cái, cơ gấp ngắn ngón chân cái, gân cơ gấp dài ngón chân cái, mặt dưới đầu sau xương bàn chân 1 – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh L5.

Hiệu năng của huyệt của huyệt Công Tôn :

Phò tỳ vị, lý khí cơ, điều huyết hải, hòa Xung mạch.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Công Tôn :

HUYỆT CÔNG TÔN
HUYỆT CÔNG TÔN

1. Tại chỗ:

Nóng hoặc đau nhức ổ gan bàn chân.

2. Theo kinh :

Co thắt vùng bụng dưới, đau dạ dày do thần kinh.

3. Toàn thân:

Viêm ruột cấp mãn tính, viêm màng trong tử cung, nôn mửa, động kinh, ăn kém ngon.

Lâm sàng của huyệt Công Tôn:

HUYỆT CÔNG TÔN
HUYỆT CÔNG TÔN

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phổi Nội dinh, Lệ đoài trị sốt rét lâu ngày ăn uống kém (Đại thành). Phối Xung dương, Túc Tam-lý (cứu) trị cước khí (Đại thành). Phối Nội quan trị đau bụng (Tịch hoằng).

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Túc Tam-lý, Nôi quan, Nội đình trị xuất huyết đường tiêu hóa. Phối Nội quan, Trật-biên tứ huyệt (bón huyệt quanh rốn) trị viêm trường vị cấp mãn tính. Phối Dũng tuyền, Nhiên cốc, Túc Tam-lý, Lương khâu trị bệnh phong cùi. Phối Nội quan trị bệnh ở tim, ngực, dạ dày. Phối Lương môn, Túc Tam-lý trị đau dạ dày nôn ra chua.

HUYỆT CÔNG TÔN
HUYỆT CÔNG TÔN

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, hướng tới huyệt Dũng tuyền, sâu 1,5-2 thổn. Tại chỗ có cảm giác căng tức có khi tê xuống lòng bàn chân .
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.

Tham khảo của huyệt Công Tôn:

1. «Linh khu – Kinh mạch» ghi rằng: “Biệt của Túc Thái-âm tên gọi là Công tôn. Quyết khí ngược lên gây hoắc loạn, thực thì trong bụng đau thắt, hư thì căng như trống. Chọn nơi biệt của nó để dùng”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “không muốn ăn, sốt lạnh nhiều lần, ra mồ hôi, bệnh nặng thì hay nôn, hết nôn rồi suy yếu, nên chọn Công tôn và Tỉnh huyệt (Ân bạch) Du huyệt (Thái bạch)”.

3. «Đại thành » quyển thứ 6 ghi rằng: “Công tôn chủ về sốt rét lạnh nhiều, không muốn ăn, nhiều sốt lạnh mồ hôi ra, bệnh tới thì hay nôn, sau khi nôn thì suy yếu, đầu mặt sưng húp, nóng nảy, bức rứt, phát cuồng, uống nhiều, dỏm khí hư, quyết khí nghịch lên rồi hoắc loạn, thực thì trong ruột đau thắt nên tả đi, hư thi bụng trướng phình ra nên bô vào”.
4. Căn cữ theo “Linh khu – Kinh mạch” ghi rằng, huyệt này là “Lạc” huyệt của Túc Thái-âm kinh. Huyệt này là một trong Bát mạch giao hội huyệt, thông với Xung mạch.

HUYỆT CÔNG TÔN
HUYỆT CÔNG TÔN
Bài trướcHUYỆT CÔN LÔN
Bài tiếp theoHUYỆT CƠ MÔN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.