THÍCH NGƯỢC THIÊN

KINH VĂN

THÍCH NGƯỢC THIÊN
THÍCH NGƯỢC THIÊN
  1. Chứng ngược phát từ kinh túc Thái dương, khiến người yếu đau, đầu nặng, rét từ phía lưng phát sinh, trước hàn sau nhiệt, hơi nóng bừng bừng ngùn ngụt. Lúc nhiệt, mồ hôi toát ra mà bệnh vẫn không dứt. Thích ở huyệt ủy trung cho ra huyết.
  2. Bệnh phát từ mạch túc Thiếu dương, khiến người thân thể mỏi mệt; không hàn lắm, không nhiệt lắm, ghét thấy người; thấy người phấp phỏng sợ hãi. Nhiệt nhiều, hãn ra nhiều. Nên thích ở huyệt túc Thiếu dương. Hiệp khê.
  3. Bệnh ngược phát từ túc Dương minh, khiến người trước rờn rợn ghê rét. Dần dần lâu mới nhiệt; đến lúc nhiệt giảm, hãn ra, thấy nhật nguyệt quang và hỏa khí, đều lấy làm thích. Thích huyệt túc Dương minh.
  4. Bệnh ngược phát từ túc Thái âm, khiến người không vui, thướng thờ dài; không thiết ăn, hàn nhiệt nhiều, một khi hãn ra thời bệnh lại phát, phát thời ọe; ọe khỏi thời bệnh lui. Nên thích ngay.
  5. Bệnh ngược phát từ túc Thiếu âm khiến người nôn thổ nhiều, nhiệt nhiều hàn ít, chỉ muốn đóng kín cửa lại để nằm. Bệnh này khó khỏi.
THÍCH NGƯỢC THIÊN
THÍCH NGƯỢC THIÊN

6. Bệnh ngược phát từ túc Quyết âm, khiến người yếu đau, Thiếu phúc mãn, tiểu tiện không lợi, như long bế, mà không thật long bế, nhưng lại muốn tiểu luôn; ý chí như sợ sệt, khi bất túc, trong bụng thường áy náy khó chịu. Nênn thích túc Quyết âm, Thái xung.

  1. Bệnh ngược phát từ Phế, khiến người Tâm hàn, hàn rồi lại nhiệt; nhiệt đỡ lại hay sợ, như trông thấy vật gì. Thích thủ Thái âm, Dương minh.
  2. Bệnh ngược phát từ Tâm, khiển người trong Tâm rất phiền, chỉ muốn uống nước mát, lại hàn nhiều nhiệt ít. Nên thích thủ Thiếu âm. Thần môn.
  3. Bệnh ngược phát từ Can, khiến người sắc mặt tái xanh, hay thở dài, như người sắp chết. Nên thích túc Quyết âm, cho ra máu: Trung phong.

 

10. Bệnh ngược phát từ Tỳ, khiến người hàn, trong bụng đầy nhiệt thời ruột sôi; sôi rồi hãn ra. Nên thích túc Thái âm.

  1. Bệnh ngược phát từ Thận, khiến người nhờn nhờn ghét, yêu tích đau, phải uốn éo luôn đại tiện khó, mắt trông trơ tráo mà không tỏ, tay chân lạnh. Thích túc Thái dương, Thiếu âm.
  2. Bệnh ngược phát từ Vị, khiến người hay đói mà không ăn được; ăn vào lại đầy nghẽn, bụng to; thích hoành mạch ở túc Thái âm cho ra huyết.
THÍCH NGƯỢC THIÊN
THÍCH NGƯỢC THIÊN

Bệnh ngược phát rồi mình mới nóng, thích động mạch ở trên xương khoai, lay châm cho rộng, chờ cho ra huyết, sẽ mát ngay.

Bệnh ngược đương lúc muốn hàn, thích thủ Dương minh, Thái âm, túc Dương minh Thái âm.

a. Ngược mạch mãn và đại cấp dùng “trung châm”, thích Bối du và bên năm Khu du, mỗi huyệt một châm, theo đúng người béo gầy, chờ cho ra huyết.

Ngược mạch tiểu, thực và cấp, “cứu” huyệt Thiếu âm ở ống chân, thích huyệt Chỉ tỉnh (là tĩnh huyệt).

THÍCH NGƯỢC THIÊN
THÍCH NGƯỢC THIÊN

b. Ngược mạch mãn, đại và cấp, thích Bối du, năm Khư du, mỗi nơi một lần, chỉ để vừa hành huyết thời thôi.

Ngược mạch hoãn và quá hư, nên dùng thuốc uổng, không nên dùng châm.

Phàm trị bệnh ngược, trước khi phát bệnh bằng một bữa ăn (ước nửa giờ đồng hồ) mới có thể chữa. Nếu quá lúc đó, sẽ lỡ, không nên chữa.

Các bệnh ngược, nếu không thấy biểu hiện ra ở mạch, thích mười đầu ngón tay cho ra huyết, huyết ra tất khỏi. Lại xem ở mình có những nốt đỏ và nhỏ như hạt đậu, cũng thích cả đi.

c. Mười hai chứng ngược, lúc phát ra không giống nhau và cùng một lúc, phải nên xem xét bệnh hình, để biết thuộc về Tàng nào.

THÍCH NGƯỢC THIÊN
THÍCH NGƯỢC THIÊN

Biết lúc bệnh phát, trước một lát bằng bữa ăn cơm, sẽ thích. Một lần thích thời tà khí suy, hai lần thích thời bệnh bớt, ba lần thích thời khỏi. Nếu chưa khỏi, thích hai mạch ở dưới lưỡi cho ra huyết; nếu vẫn không khỏi, thích huyệt ủy trung cho ra huyết; lại thích luôn cả Khư du và Bổi du, tất khỏi. Hai mạch dưới lưỡi, tức là Liêm tuyền.

Thích bệnh ngược, phải thích vào khoảng giữa nơi bệnh sẽ phát. Nếu trước nhức đầu và chân đi khó khăn nên thích trên đầu với hai bên trán, khoảng giữa hai lông mày trước, cho ra huyết. Nếu cổ và lưng đau trước, cũng thích trước ở các huyệt đó. Nếu yêu tích đau trước, thích huyệt ủy trung cho ra huyết. Nếu tay và cánh tay đau trước, trước thích ở huyệt thủ Thiếu âm, Dương minh. Nếu ống chân đau nhức trước, thích mười ngón chân thuộc túc Dương minh trước, cho ra huyết.

Về chứng phong ngược, khi bệnh phát thời hãn ra và ở phong. Thích bỏ huyết ở Tam dương kinh và Bối du.

Ống chân đau quá, bóp mãi không khỏi, gọi là “Phụ tùy bệnh” dùng “Xàm châm” thích xâu vào xương, huyết ra, khỏi ngay.

THÍCH NGƯỢC THIÊN
THÍCH NGƯỢC THIÊN

Thân thể hơi đau, thích Chí âm.

Các Tĩnh huyệt thuộc âm kinh, chưa ra huyết, nên cách ngày thích một lần.

Nguợc không khát, cách ngày bệnh phát, thích túc Thái dương; khát mà cách ngày bệnh phát, thích túc Thiếu dương.

Ôn ngược, hãn không ra được, nên thích năm mươi chín huyệt.

THÍCH NGƯỢC THIÊN
THÍCH NGƯỢC THIÊN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.