HUYỆT ĐẠI ĐÔ 

大都穴
Sp 2 Dàdū xué (Ta Tou).

HUYỆT ĐẠI ĐÔ 
HUYỆT ĐẠI ĐÔ

Xuất xứ của huyệt Đại Đô:

«Linh khu – Bản du».

Tên gọi của huyệt Đại Đô :

– “Đại” có nghĩa là lớn, thịnh đạt, phong phú.
– “Đô” có nghĩa là nơi tụ họp đông đúc, lại có nghĩa là ao.
Huyệt nằm ở cuối ngón chân cái, nơi mà các cơ và xương tương đối dày, tạo thành một chỗ lồi lên có ý như huyệt này nơi đó Thổ khí phong phú và súc tích như nước chảy vào ao, nên gọi là Đại đô (Chỗ lồi lớn).
Huyệt thứ 2 Thuộc Tỳ kinh.
Đặc biệt “Tỉnh” huyệt, thuộc Hỏa.

HUYỆT ĐẠI ĐÔ 
HUYỆT ĐẠI ĐÔ

Mô tả huyệt của huyệt Đại Đô:

1. Vị trí xưa:

ở phía trước gốc ngón cái chỗ hõm bờ trong ngón chân, chỗ thịt trắng đỏ ỏ kẻ xương (Giáp ất, Phát huy, Đồng nhân, Đại thành).

2. Vị trí nay :

Chỗ khớp đầu xương ngón chân cái, phía trong có chỗ hõm gần xương gan ban chân. Huyệt trên đường tiếp giáp da gan chán vói da mu chân của bo trong ngón cái.

HUYỆT ĐẠI ĐÔ 
HUYỆT ĐẠI ĐÔ

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đại Đô:

là chờ bám của gân cơ dạng ngón chân cái, bờ trong đầu sau đốt ngón chân cái thứ nhất. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh L5.

HUYỆT ĐẠI ĐÔ 
HUYỆT ĐẠI ĐÔ

Tác dụng trị bệnh của huyệt Đại Đô:

1. Tại chỗ:

Đau sưng bàn chân

2. Theo kinh:

Sình bụng, ỉa chảy, đau dạ dày, đau mắt cá trong, ăn không tiêu.

3. Toàn thân:

 Nôn mửa, táo bón, sốt không ra mồ hôi.

Lâm sàng của huyệt Đại Đô:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Kinh cừ tri nóng sốt không ra mồ hôi (Bách chứng). Phối Hoành Cốt trị đau lưng không đứng lâu được do khí trệ (Tịch hoằng). Phối Thái bạch trị bạo tiết, đau tim, sình bụng, đau tim cơn bạo phát (Tư sinh).

HUYỆT ĐẠI ĐÔ 
HUYỆT ĐẠI ĐÔ

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Trung xung, Quan xung trị tú chi quyết nghịch. Phối Kinh cừ trị bệnh nhiệt mồ hôi không ra. Phối Quan nguyên, Trung cực, Tam-âm giao trị rong kinh.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 1 – 3 lửa.
3. Ôn cứu 15-20 phút.

HUYỆT ĐẠI ĐÔ 
HUYỆT ĐẠI ĐÔ

Tham khảo của huyệt Đại Đô:

1. «Linh khu – Quyết bệnh» ghi rằng: “Chứng quyết tâm thống làm cho bụng bị trướng, ngực bị đầy. Tâm càng bị đau nhiều hơn, gọi là Vị tâm thống, chọn huyệt Đại đô, Thái bạch”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Sốt rét, đau khổ không kể xiết, bí kết không thông, dùng Đại đô làm chủ”.
3. «Giáp ất>> quyển thứ 7 ghi rằng: “Bệnh nhiệt mồ hôi không ra nhưng lạnh tay lạnh chân, tay chân lặng lẻ không cử động, ỉa chảy dữ dội, đau tim trướng bụng, tâm đau càng nặng, ấy là chứng tâm thống, dùng huyệt Đại đô làm chủ, đồng thời kết hợp thêm Ẩn bạch. Trướng bụng hay nôn mửa bực dọc nóng nảy trong người đều dùng tới huyệt đó làm chủ”.
4. «Thiên kim» quyên thứ 15 ghi rằng: “Sau khi bị bế không thông, cứu Đại đô ở chân, tùy theo tuổi để tính mồi lửa”.

HUYỆT ĐẠI ĐÔ 
HUYỆT ĐẠI ĐÔ

5. «Đại thành» quyến thứ 6 ghi rằng: “Đại đô chủ về nhiệt bệnh không ra mồ hôi, không nằm được, mình nặng xương đau, thương hàn tay chân lạnh giá, đầy bụng hay nôn, nóng nảy bồn chồn trong ngực, tức ngực, nôn ngược mắt xoàng, đau thắt lưng không cúi ngửa được, phong đau quanh khớp cổ chân, đau tâm vị, bụng trướng đầy ngực, đau tâm ngực do giun, trẻ con bị chạm vía”.
6. Theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng, huyệt này là “Vinh” huyệt của Túc Thái âm kinh.
7. Đại đô có tác dụng thanh tiết nội nhiệt, sơ tán biếu tà, thông sướng khí cơ, trấn kinh định thần. Thường dùng trong nhiệt bệnh biểu thực không có mồ hôi, đè vào đau, tứ chi quyết lãnh, trẻ con kinh phong.
8. “Đồ dực” ghi rằng: “Phụ nữ có thai chẳng kê nhiều tháng và sau khi sinh chưa đẩy 100 ngày phải cẩn thận không nên cứu”.

HUYỆT ĐẠI ĐÔ 
HUYỆT ĐẠI ĐÔ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.