HUYỆT ĐẠI ĐÔN
大敦穴
Liv 1 Dà dūn xué (Ta Toun).

HUYỆT ĐẠI ĐÔN
HUYỆT ĐẠI ĐÔN

Xuất xứ của huyệt Đại Đôn:

«Linh khu – Bản du».

Tên gọi của huyệt Đại Đôn:

– “Đại” có nghĩa là to lớn.
“Đôn” có nghĩa là cái gò đầy dặn.
Phần trước của ngón cái, nơi huyệt này được định vị vừa lón vừa dầy dặn, do đó mà có tên là Đại đôn.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Đôn, có nghĩa là lớn đầy, ở đầu ngón chân cái, vị trí cách móng ngón chân bằng lá hẹ. Tức là ở sau góc móng ngón chân cái hai phân, nói chồ chùm lông, bởi vì đầu ngón chân cái đôn hâu đầy dãn hình dạng như cái nắp tròn dài lớn, nên gọi là Đại đôn”.
Tên Hán Việt khác Thủy tuyền, Đại thuận.
Huyệt thứ 1 Thuộc Can kinh
Đặc biệt “Tỉnh huyệt”, thuộc “Mộc”.

HUYỆT ĐẠI ĐÔN
HUYỆT ĐẠI ĐÔN

Mô tả huyệt của huyệt Đại Đôn:

1. VỊ trí xưa:

Nơi đầu ngón chân cái, cách góc móng chân bằng lá hẹ và trong chỗ ba chòm lông (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. VỊ trí nay:

Tại đốt thứ nhất ngón chân cái trên góc móng chân trong cách móng chừng 0,2 thốn.

HUYỆT ĐẠI ĐÔN
HUYỆT ĐẠI ĐÔN

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đại Đôn:

là chồ bám của gân cơ duỗi dài riêng ngón cái, vào là xương đốt 2 ngón cái. Thần kinh vận động cơ là nhá
của dây thần kinh chày trước. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh L5.

HUYỆT ĐẠI ĐÔN
HUYỆT ĐẠI ĐÔN

Hiệu năng của huyệt của huyệt Đại Đôn:

Sơ tiết quyết khí, điều kinh hòa vinh, lý hạ tiêu, thanh thần chí, hồi quyết nghịch.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Đại Đôn:

1. Tại chỗ:

Đau ngón cái

2. Theo kinh:

Viêm dịch hoàn, sa tử cung, đau thoát vị, băng lậu.

HUYỆT ĐẠI ĐÔN
HUYỆT ĐẠI ĐÔN

3. Toàn thân:

Đái rắt, đái ra máu, đái dầm, hysteria.

Lâm sàng của huyệt Đại Đôn:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Chiêu hải trị hàn sán (Bách chứng). Phối Kỳ môn trị sán khí có khối cứng (Ngọc (ong). Phối Trường cường trị đau quặn thắt ở Tiểu trường (Thiên tinh hí quyết) Phối Thái xung trị bẫy loại sán (Nhập mòn). Phối Tam-âm giao trị đau quặn thắt ỏ Tiêu trường (Càn khôn sinh ý).

HUYỆT ĐẠI ĐÔN
HUYỆT ĐẠI ĐÔN

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Hoành cốt, Quan nguyên, Hợp dương trị phụ nữ lậu huyết. Phối Chi âm trị dẻ ngược. Phối Qui lai trị thoát vị. Phối Bách hội, Tam-âm giao, Chiếu hải trị sa sinh dục. Phối Ẩn bạch, Thái xung trị rong kinh.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,1 – 0,2 thốn.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 7 lửa.

Tham kháo của huyệt Đại Đôn:

HUYỆT ĐẠI ĐÔN
HUYỆT ĐẠI ĐÔN

1. «Giáp ất» quyến thứ 9 ghi rằng: “Đau tim đột ngột, mồ hôi ra, dùng Đại đôn làm chủ, thì xuất huyết sẽ ngưng ngay”.

2. «Thiên kim» quyển thứ 30 ghi rằng: “Đại đôn chủ trị mắt không muốn nhìn, thổ dồn. Đại đôn chủ trị đau do thoát vị, dái thụt vào bụng, hàn sán làm sa sinh dục mà sưng lớn, trong bụng rốn sưng đau”.
3. «Thiên kim dực» quyến thứ 17 ghi rằng: “Đau tim đột ngột, thoát mồ hôi, châm Đại đôn. đau bên trái châm bên phải, đau bên phải châm bên trái, nam tả nữ hữu, châm nặn ra tí máu thì đỏ”.

HUYỆT ĐẠI ĐÔN
HUYỆT ĐẠI ĐÔN

4. «Thiên kim dực» quyến thứ 28 ghi rằng: “Các loại lâm, cứu Đại đôn 3 lửa”.
5. «Tố vấn bệnh cơ khí tuyên bảo mệnh tập» ghi rằng: “Đầu dương vật đau không chịu nổi, thoát vị, phụ nữ đau trong âm hộ, đều châm Tỉnh huyệt của Túc Quyết âm Can là Đại đôn”.
6. «Thông huyền phú» ghi rằng: “Đại đôn trừ được các loại chứng thoát vị, thoát vị bẹn” (Năng trừ thất sán chi thiên trụy).
7. «Tịch hoằng phú» ghi rằng: “Táo bón cứu dùng Đại đôn” (Đại tiện bế sáp Dại đôn thiêu).
8. «Ngọc long phú» ghi rằng: “Kỳ môn, Đại đôn trị sĩa dái” (Kỳ môn, Đại Đôn nũng trị kiên hiền sán khí).
9. «Lọai kinh đồ dực» ghi rằng: “Huyệt này có thai và sau khi sinh đẻ đều không nên cứu”.
10. «Tố vấn – Mâu thích luận» ghi rằng: “Đau bụng dưới từng cơn đột ngột kịch liệt thì châm Đại đôn”.

HUYỆT ĐẠI ĐÔN
HUYỆT ĐẠI ĐÔN

11. «Trung quốc châm cứu học» Tác giả Thừa Đạm Am ghi rằng: “Dùng tim bấc đèn chấm dầu phụng đốt nổ trên huyệt này, có tác dụng cầm băng huyết ngay”.
12. «Phối huyệt khái luận giảng nghĩa>> ghi rằng: “Can chủ âm mà tiền âm lại là chỗ tôn cân qui tụ, hơn thế nữa Túc Quyết-âm kinh lại đi vòng quanh cơ quan sinh dục để xuống bụng dưới, bỏi vậy các bệnh sán (thoát vị) đều thuộc về Can. Đại đôn là Tỉnh huyệt của Can kinh, lợi dụng đặc tính của nó là trực tiếp thư cân để điều Can khư tà, nếu là hàn thì bổ, nhiệt thì tả và nếu kèm phong thấp thì gia Khúc trì, ủy trung. Hàn khí trầm trọng lắm đến nổi dái thụt vào đau thấu cả bụng dưới thì gia Ẩn bạch, hễ thấy hiệu quả rồi thì dùng tiếp các huyệt như Tam-âm giao, Thái xung, Hành gian, Trung phong, Lãi cấu”.
13. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng, huyệt này là Tỉnh huyệt của Túc Quyết âm Can kinh.
14. Huyệt Đại đôn trong “Thiên kim” còn gọi là Thủy tuyền.
15. Đại đôn là Tỉnh huyệt của Can kinh, chủ trị về bệnh cấp cứu. Cứu vào Ẩn bạch, Đại đôn để trị rong kinh, băng kinh, trên thực tiền lâm sàng thấy có hiệu quả. Tay trái nắm ngón chân cái, tay phải châm xiên ngay vào sâu 0,2 – 0, 4 thốn, trị thoát vị hiệu quả tương đối tốt.

HUYỆT ĐẠI ĐÔN
HUYỆT ĐẠI ĐÔN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.