HUYỆT BÀO HOANG
胞肓穴
B 53 Bàohuàng (Puo Roang).
Xuất xứ Tên của huyệt Bào Hoang:
– “Bào” có nghĩa là bàng quang.
– “Hoang” có nghĩa là màng (mạc).
Huyệt ở hai bên Bàng-quang du, vị trí giữa màng mỡ bàng quang, chủ bệnh của bàng quang nên được gọi là Bào hoang.
Huyệt thứ 53 Thuộc Bàng-quang kinh
Mô tả huyệt của huyệt Bào Hoang:
Vị trí huyệt Bào hoang:
1. Vị trí xưa:
Hai bên xương sống, ở chồ Mông dưới đốt sống lưng Thứ 19, đo ngang ra mỗi bên 3 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Khi điểm huyệt nên nằm sấp, lấy ở điểm gặp nhau của đường ngang qua mỏm gai của đốt sống cùng 2 và đường thẳng đứng ngoài Đốc mạch 3 thốn. Hoặc có thể xác định lỗ cùng 2 đo ngang ra để lấy huyệt.
3. Giải phẫu, Thầu kinh Dưới huyệt là:
cơ mông to, bờ dưới cơ mông nhỏ, bờ trên cơ tháp, bờ ngoài chỗ bám cân cơ lưng. Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mông trên và dây thần kinh mông dưới, nhánh của đám rổi cùng, nhánh của đám rối cánh tay. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Bào Hoang:
1. Tại chỗ Đau vùng thắt lưng cùng.
2. Theo kinh Đau lưng-đùi, bí đái.
3. Toàn thân Sôi ruột đau bụng, đầy bụng.
Lâm sàng:
1. Kinh nghiệm tiền nhân Phối Trật biên trị bí đái, tức bàng quang (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay Phối Quan nguyên, Tam-âm giao, trị bí tiểu hoặc tiểu không tự chủ.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng 1 – 2 thốn
2. Cứu 7-15 lửa.
3. Ôn cứu 10 – 30 phút.
Tham khảo:
1. <<Giáp ất>> quyến thứ 9 ghi rằng: “Đau cột sống thắt lưng, sợ lạnh, bụng dưới cứng đầy, bí tiểu, tức bụng dưới mà không tiêu được, dùng Bào hoang làm chủ”.
2. <<Đại thành» quyên thứ 6 ghi rằng: “Đau rút ở cột sống thắt lưng, ăn không tiêu, bụng co cứng, sôi ruột, tiểu rắt, đại tiểu tiện khó, bí tiếu sưng húp hạ chi”.
3. Quan hệ tới vị trí huyệt này, “Đồ dực”, “Kim giám” đều ghi rằng: “Huyệt ở chính giữa cột sống đo ra mỗi bên 3 thon rưỡi”.