HUYỆT ĐÀO ĐẠO 

陶道穴
GV 13 Táo dào xué (Trao Tao).

HUYỆT ĐÀO ĐẠO 
HUYỆT ĐÀO ĐẠO

Xuất xứ của huyệt Đào Đạo:

«Giáp ất>>.

Tên gọi của huyệt Đào Đạo:

– “Đào” có nghĩa là đồ sành, đồ gốm. Mừng rỡ.
– “Đạo” có nghĩa là con đường, lối đi.
Huyệt có dấu hiệu ở sự bất ổn tinh thần, suy nhược tinh thần, đau đầu đau cổ. Đốc mạch chi phối ảnh hưởng phần dương của cơ thể, hỏa khí đi lên qua mạch này giống như khói đi qua ống khói của lò gạch. Do đó mà có tên là Đào đạo.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Phía trên gò đồi có hai gò chồng lên nhau được gọi là Đào. Huyệt ỏ giữa dưới đốt Đại chùy (cột sống cô’ thứ 7) là giữa trên hai đốt. Đại chùy và nhị chùy như hai gò chồng lên nhau, là đường thông hành khí của Đốc mạch, nên gọi là Đào đạo”

Huyệt thứ 13 Thuộc Đốc mạch.
Đặc biệt Hội của Túc Thái-dương và Đốc mạch

HUYỆT ĐÀO ĐẠO 
HUYỆT ĐÀO ĐẠO

Mô tả huyệt của huyệt Đào Đạo

1. Vị trí xưa:

Chỗ hõm dưới huyệt Đại chùy (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy).

2. Vị trí nay :

Khi điểm huyệt ngồi ngay, dưới đốt xương sống thứ nhất, huyệt ở chỗ hõm dưới dấu mỏm gai đốt sống lưng thứ nhất T1.

HUYỆT ĐÀO ĐẠO 
HUYỆT ĐÀO ĐẠO

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đào Đạo :

là gân cơ thang, gân cơ trám, gân cơ răng bé sau-trên, cơ gói dầu, cơ gai dài của lưng, cơ ngang-gai, dày chằng trên gai, dây chằng gian gai, dây chàng vàng. Dưới nữa là ống sống. Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não so XI, các nhánh đám rối cổ, các nhánh của thần kinh sổng. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh TI.

Vị trí huyệt Dào dạo

Hiệu năng của huyệt Đào Đạo :

Sơ giải tà ở biểu, thanh phế nhiệt, bổ hư tổn, định thần.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Đào Đạo:

HUYỆT ĐÀO ĐẠO 
HUYỆT ĐÀO ĐẠO

1. Tại chỗ:

Co giật các cơ vùng đầu cổ.

2. Theo kinh :

Đau đầu, đau cột sống, yếu cột sống

3. Toàn thân :

sốt cấp tính, lao phổi, sốt rét, cảm cúm, hoảng hốt, ra mồ hôi trộm.

HUYỆT ĐÀO ĐẠO 
HUYỆT ĐÀO ĐẠO

Lâm sàng của huyệt Đào Đạo:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Phế du trị sốt do thời bệnh (Bách chứng). Phối Thân trụ, Cao hoang trị suy nhược do ngũ lao thất thương.

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Phê du, Cách du trị điên cuồng. Phối Gian sứ, Nội quan, Khúc trì trị sốt rét. Phối Yêu kỳ, Nhân trung, Nội quan, Phong long trị động kinh. Phối Khúc trì, Hợp cốc trị ngoại cảm phát sốt. Phối Phong trì, Chi câu trị đầu gáy cứng đau.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, mũi kim hơi xiên lên trên, sâu 1-1,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức xuống dưới hoặc lan ra hai bên vai.
2. Cứu 3-5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
* Chú ý Khi cứu cần chú ý vì huyệt này nằm trên Đốc mạch.

HUYỆT ĐÀO ĐẠO 
HUYỆT ĐÀO ĐẠO

Tham khảo của huyệt Đào Đạo:

1. «Giáp ất» quyển thú 7 ghi rằng: “Đầu nặng, mắt tối sầm, lạnh run lạnh sốt, mồ hôi không ra, dùng Đào đạo làm chủ”.
2. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Huyệt này chuyên làm giảm được nhiệt nóng âm ỉ ở trong xương”.
3. «Càn khôn sinh ý» ghi rằng: “Đào đạo kết hợp Thân trụ, Phế du, Cao hoang trị hư tổn, ngũ lao thất thương”.
4. «Đại thành» ghi rằng: “Đào đạo chủ trị sốt rét, cột sống cứng đơ, phiền túc, mồ hôi không ra, đầu nặng mắt tói sầm, co giật, hoảng hốt không vui”.
5. Căn cứ theo “Giáp ất kinh” ghi rằng, huyệt Đào đạo là nơi hội của Đốc mạch, Túc Thái-dương.
6. Huyệt này kích thích sâu mạnh để trị động kinh, sốt rét rất hay. Toàn thân nếu xuất hiện mỏi, yếu sức thì có thể bổ huyệt Hoàn trung, khi vựng châm dùng Hợp cốc, Thái xung để giải.
7. Tác giả cận đại Tô Bảo Điền, Lương Mai Tiên (Trung quốc) cho rằng châm vào huyệt Đào đạo có kích thích diện làm tăng bạch cầu.

 

 

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.