HUYỆT DƯƠNG TRÌ

阳泄穴
TE 4 Yángchí (Yang Tche)

HUYỆT DƯƠNG TRÌ
HUYỆT DƯƠNG TRÌ

Xuất xứ của huyệt Dương Trì:

«Linh khu – Bản du»

Tên gọi của huyệt Dương Trì:

– “Dương” có nghĩa là trái với âm, mặt ngoài của cố tay dược xem như là dương so với âm là trong lòng bàn tay.
– “Trì” có nghĩa là cái ao, ở đây có nghĩa nơi lỗ hõm.
Huyệt nằm trong chỗ hõm, ở mặt dương của cổ tay. Do đó mà có tên là Dương tri. Nó là một trong 3 huyệt Dương cốc, Dương tri và Dương khê.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt là Nguyên huyệt của Thủ Thiếu- dương mạch, ở chỗ hõm xuống phía trên lưng của cổ tay, chỗ hõm xuống của nó như là cái ao, mặt lưng là dương, nên gọi là Dương trì”.
Tên Hán Việt khác Biệt dương.
Đặc biệt Nguyên huyệt.
Huyệt thứ 4 Thuộc Tam-tiêu kinh

HUYỆT DƯƠNG TRÌ
HUYỆT DƯƠNG TRÌ

Mô tả huyệt của huyệt Dương Trì:

1. Vị trí xưa:

Phía mu tay, chỗ hõm ở trên cố tay (Giáp ất, Đổng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay :

Tại khớp xương cổ tay, phía trên thẳng với ngón tay áp út, gần mắt cá tay. Khi muốn biết rõ cần phải ngửa bàn tay ra sau đế rõ nếp gấp khớp và các gân.

HUYỆT DƯƠNG TRÌ
HUYỆT DƯƠNG TRÌ

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Dương Trì::

là khe giữa gân cơ duỗi chung ngón tay và duỗi riêng ngón tay trỏ ở ngoài, với gân cơ duỗi riêng ngón tay út ở trong, khe giữa đầu dưới xương quay và xương trụ, ỏ trên xương nguyệt – Thần kinh vận dộng cơ là các nhánh của dây thần kinh trụ. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh C7.

Hiệu năng của huyệt của huyệt Dương Trì:

Thư cân, thông lạc, giải nhiệt, giải tà ở bán biếu bán lý, thanh nhiệt ở kinh lạc Tam-tiêu.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Dương Trì:

HUYỆT DƯƠNG TRÌ
HUYỆT DƯƠNG TRÌ

1. Tại chỗ:

Viêm khớp cổ tay.

2. Theo kinh:

Viêm họng, đau vai, đau tay, điếc, đau mắt.

3. Toàn thân:

cảm mạo, cúm, sốt rét, đái đường.

Lâm sàng của huyệt Dương Trì:

Kinh nghiệm hiện nay Phôi Phong môn, Thiên trụ, Đại chùy trị đau đầu, sốt lạnh, không ra mồ hôi. Phối Đại lăng, Thượng Bát-tà, Tứ phùng trị viêm khớp ngón tay, lòng bàn tay, cố tay. Phối Dương khê, Dương cốc trị đau khớp cổ tay.

HUYỆT DƯƠNG TRÌ
HUYỆT DƯƠNG TRÌ

Phương pháp châm cứu

1. Châm Thắng, sâu 0,3 – 0,5 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan ra đến ngón giữa – Xiên, dùng trong trưởng hợp trị bệnh về khớp xương cổ tay, khi châm mũi kim hướng qua phải hoặc trái sâu 0,5 – 1 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng tức, có thể tê giật toàn bộ đến các khớp ngón tay.
2. Cứu 3 – 5 lửa
3. Ôn cứu 5-10 phút.

HUYỆT DƯƠNG TRÌ
HUYỆT DƯƠNG TRÌ

Tham khảo của huyệt Dương Trì:

1. «Giáp ất» quyến thủ 10 ghi rằng: ” Đau vai không thể tự nâng lên dược, mồ hôi không ra, đau cổ, dùng dương trì làm chủ”.
2. «Ngoại đài» ghi rằng: “Dương trì chủ trị sốt lạnh, sốt rét“.
3. «Đồng nhân» ghi rằng: “Dương trì trị về chấn thương gẫy tay, khớp tay yếu không cầm được vật, đau vai cánh tay không nâng lên được, châm không cứu”.
4. «Châm cứu chân tủy» Trạch Điền Kiện thường dùng cứu huyệt Dương trì bên trái (trung điểm của lằn chỉ cô’ tay). Đây là yếu huyệt điều chỉnh hạ tiêu lại là diệu huyệt trị tử cung cong qua bên trái (cứu với Trung quản). Có thê’ lưu thông ống nhũ trấp, trị co thắt tử cung, viêm dịch hoàn, cam tích. Sau khi cứu Trung quản và Dương trì (trái) làm co rút cơ bụng thắng trái.
5. Theo “Giáp ất” ghi huyệt này còn có tên là Biệt dương.
6. Dương trì là “Nguyên huyệt” của Thủ Thiếu- dương mạch.

HUYỆT DƯƠNG TRÌ
HUYỆT DƯƠNG TRÌ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.