HUYỆT KIÊN LIÊU
肩髎穴
TE 14 Jiān liáo xué (Tsienn Tsiao)
Xuất Xứ của huyệt Kiên Liêu:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Kiên Liêu:
– “Kiên” có nghĩa là vai, nói đến khớp vai, đầu trên xương cánh tay.
– “Liêu” có nghĩa là kẻ hở xương.
Đây là huyệt cuối cùng từ kinh này trên vùng vai và nằm trong chỗ hõm xương. Do đó mà có tên Kiên liều.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa, hội giải’ ghi rằng: “Liêu, đồng nghĩa vdi chữ Liêu có nghĩa là khe hở, lỗ trống không. Vị trí nằm trên cánh tay đầu tay nên được gọi là Kiên liêu”
Huyệt thứ:
14 Thuộc Tam tiêu kinh.
Mô tả của huyệt Kiên Liêu:
1. VỊ trí xưa :
Chỗ hõm trên bắp tay ở mỏm vai (Đồng nhân, Đại thành), xuôi cánh tay để tìm huyệt (Giáp ất).
2. Vị trí nay :
Đưa tay lên, tại sau’ chót vai có hõm, sau huyệt Kiên ngung 1 thốn. Huyệt ở chỗ hõm phía dưới và sau mỏm cùng vai.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Kiên Liêu :
là khe giũa bó cùng và bó gai sống của cơ Delta, cơ trên sống, cơ dưới sống, khe của mỏm cùng vai và đầu trên xương cánh tay – Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh mũ, dây thần kinh trên vai. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C4.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Kiên Liêu:
1. Tại chỗ, Theo kinh :
Viêm quanh khớp vai, đau thần kinh cẳng tay, co rút tê liệt cơ bả vai.
2. Toàn thân :
Huyết áp cao, chứng nhiều mồ hôi.
Lâm sàng của huyệt Kiên Liêu:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Thiên tông, Dương cốc trị đau cánh tay (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối châm thấu Cực tuyền, Điều khẩu thấu Thừa sơn trị viêm quanh khớp vai. Phối Kiên ngung, Khúc trì, Hợp cốc trị liệt chi trên.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, trong điều trị viêm khớp vai. Tay bị lệch ra ngoài, châm mũi kim giữa 2 khớp xương mỏm cao của xương đòn gánh và khớp xương lớn của cánh tay hướng xuống phía Cực tuyền và thấu huyệt Cực tuyền. Khi kích thích có cảm giác căng tức khắp cả khớp xương vai – Xiên, trong điều trị viêm quanh khớp vai, hướng kim xuống dưới sâu 2 – 3 thốn, mũi hướng qua 2 bên kích thích cho đến khi nào có cảm giác căng lan ra đến vùng vai, hoặc có cảm giác như điện giật xuống ngón tay.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Kiên Liêu:
1. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Nặng vai không nâng lên nổi, đau cánh tay, dùng Kiên liêu làm chủ”.
2. «Đồng nhân» ghi rằng: “Vai nặng không nâng cánh tay nổi”.
3. «Đại thành» ghi rằng: “Đau cánh tay, đau vai, cánh tay nặng không nâng lên nổi”.