KIÊN NGOẠI DU
肩外俞穴
SI 14 Jiàn wài shù (Tsienn one Iu)
Xuất xứ của huyệt Kiên Ngoại Du:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Kiên Ngoại Du:
– “Kiên” có nghĩa là vai.
– “Ngoại” có nghĩa là bên ngoài.
– “Du” có nghĩa là nơi ra vào, ở đây có nghĩa là huyệt.
Kiên ngoại có nghĩa bên ngoài xương vai ở phía trên vai, nói đến huyệt không nằm trên xương vai mặc dù gần với nó. Huyệt này cao hơn biên giới giữa của xương vai, không giống như hai huyệt (Kiên-trung du, Thiên liêu) trước đây nằm trên đó. Do đó mà có tên là Kiên ngoại du (Huyệt bên cạnh ngoài xương vai).
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Trên xương bả vai ở giữa vai hơi về bên ngoài, là du huyệt nơi đi qua của Tiểu trường, nên gọi là Kiên ngoại du”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Kiên Ngoại Du:
Kiên ngoại
Huyệt thứ:
14 Thuộc Tiêu trường kinh.
Mô tả của huyệt Kiên Ngoại Du:
1. Vị trí xưa :
Bờ trên bả vai, giữa chỗ hõm cách cột sống 3 thốn (Giáp ất). Chồ hõm phía trên bả vai, cách xương sống 3 thốn (Đồng nhân, Phát huy, Dại thành).
2. Vị trí nay :
Xác định huyệt Đào đạo , đo ra 3 thốn nơi có chỗ hõm.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Kiên Ngoại Du:
là cơ thang, cơ góc, cơ răng bé sau trên – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây chẩm lớn, nhánh của dây sọ não số XI, nhánh của đám rói cô sâu, nhánh dây
trên vai và dây gian sườn 1. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C7.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Kiên Ngoại Du:
Tại chỗ, Theo kinh :
Đau thần kinh bả vai, co rút, tê liệt, đau lưng trên và khớp vai, đau vai gáy.
Lâm sàng của huyệt Kiên Ngoại Du:
Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Hậu khê, Đại chùy trị đau nhức vai lưng.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng hoặc xiên, sâu 0,5 1 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lua.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Kiên Ngoại Du:
1. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Đau nóng chính giữa bả vai, nhưng lạnh tới khuỷu tay, dùng Kiên-ngoại du làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thủ 6 ghi rằng: “Kiên- ngoại du trị đau bả vai, tê lạnh quanh vai tới khuỷu”.