HUYỆT NGÂN GIAO

龈交穴
GV 28 Kěn jiāo xué(Inn Tsiao)

HUYỆT NGÂN GIAO
HUYỆT NGÂN GIAO

Xuất xứ của huyệt Ngân Giao:

«Giáp ất»

Tên gọi của huyệt Ngân Giao:

– “Ngân” có nghĩa là lợi (chân răng).
– “Giao” có nghĩa là cắt ngang.
Huyệt này nằm giữa lợi trên và lợi môi trên, ở hàm môi trên. Đó là nơi hợp lại của kinh Nhâm và Đốc. Do đó mà có tên là Ngân giao.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Ngân giao, huyệt ở chỗ cắt cơ nhục vành cung của môi và lợi răng, nên gọi là Ngân giao “.

HUYỆT NGÂN GIAO
HUYỆT NGÂN GIAO

Tên Hán Việt khác của huyệt Ngân Giao:

Ngân phùng, Cân trung Ngân-phùng cân-trung.

Huyệt thứ :

28 thuộc Đốc mạch

Đặc biệt của huyệt Ngân Giao:

Hội của Đốc mạch với Nhâm mạchTúc Dương-minh kinh.

HUYỆT NGÂN GIAO
HUYỆT NGÂN GIAO

Mô tả của huyệt Ngân Giao:

1. VỊ trí xưa :

Phía trong môi trên, giữa lợi răng (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. VỊ trí nay :

Lật môi trên lên, huyệt giữa lợi răng và kẽ môi trên, đầu trên nếp hãm môi trên.

3 Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Ngân Giao :

là cơ vòng môi trên, trên nếp hãm môi trên, trước khe các chân răng cửa – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần sọ não VII. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh v2.

HUYỆT NGÂN GIAO
HUYỆT NGÂN GIAO

Tác dụng trị bệnh của huyệt Ngân Giao:

1 Tại chỗ và Theo kinh :

Polip mũi, đau răng chảy máu.

2. Toàn thân :

Chấn thương lưng cấp tính, bệnh tâm thần.

Lâm sàng của huyệt Ngân Giao:

HUYỆT NGÂN GIAO
HUYỆT NGÂN GIAO

Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Hợp cốc trị đau sưng lợi răng miệng bị cấm khẩu. Phối Phong trì trị cứng gáy. Phối Trường cường trị đau thắt lưng do chấn thương cấp tính.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Xiên, hướng mũi kim lên trên 0,2 – 0,3 thốn, hoặc châm nặn ra tí máu.
2. Cứu Cấm cứu.

HUYỆT NGÂN GIAO
HUYỆT NGÂN GIAO

Tham khảo của huyệt Ngân Giao:

1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Phiền mãn, dùng huyệt Ngân Giao làm chủ”
2. «Giáp ất» quyển thứ 22 ghi rằng: “Chảy máu chân răng, tổn thương đau nhức, rụng răng đau, miệng không há được gây đau trong mũi, dùng Ngân Giao làm chủ”.
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Ngân giao, Thượng quan, Đại nghênh, Ế phong chủ trị cấm khẩu dẫn đến mũi”.
4. «Đại thành» ghi rằng: “Trĩ mũi, cam mũi, nghẹt mũi không thông, đau trong trán, cứng cổ gáy, chảy nước mắt, ghèn nhiều, nha cam sưng đau, đau ngứa đỏ sưng khóe mắt trong, mắt sinh màng ế, mặt đỏ tâm phiền, hoàng đản, ôn dịch, trẻ con mặt lở ngứa”.
5. Căn cứ theo “Tô vấn – Khí phủ luận thiên” Vương Băng chú rằng, huyệt Ngân giao là nơi hội của hai đường kinh Đốc mạchNhâm mạch.

HUYỆT NGÂN GIAO
HUYỆT NGÂN GIAO
Bài trướcHUYỆT NGÂN BÌNH
Bài tiếp theoHUYỆT NGHINH HƯƠNG

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.