HUYỆT PHỤ DƯƠNG
跗陽穴
B 59 Fū yáng xué(Fou Yang)
Xuất xứ của huyệt Phụ Dương:
«Giáp ất»
Tên gọi của huyệt Phụ Dương:
– “Phụ” có nghĩa là mặt lưng, mu của bàn chân.
– “Dương” trái với âm, ở phía ngoài chân.
Huyệt nằm ngoài, phía trên mu bàn chân nên gọi là Phụ dương.
Theo “Y kinh lý giải” ghi rằng: “ở phía trên mắt cá ngoài 3 thốn, giữa gân xương, phía trước Thái-dương, phía sau Thiểu-dương là cùng dựa với nhau mà đi giữa hai mạch dương, nên gọi là Phụ dương”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Phụ Dương:
Phó dương.
Huyệt thứ:
59 Thuộc Bàng-quang kinh.
Đặc biệt của huyệt Phụ Dương:
Khích huyệt của Dương-kiều mạch.
Mô tả của huyệt Phụ Dương:
1. VỊ trí xưa :
Trên mắt cá chân ngoài 3 thốn, trước Thái-dương, giữa hai gân sau Thiếu-dương (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, đại thành)
2. Vị trí nay:
Khi điểm huyệt ngồi thòng chân xuống. Xác định huyệt Côn lôn, đo lên 3 thốn. Huyệt ổ trong khe của cơ mác bên ngắn và cơ dép.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Phụ Dương:
là khe giữa cơ dép và cơ mác bên ngắn cơ gấp dài ngón chân cái, bờ dưới xương chày sau – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây cơ-da và nhánh của dây chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Phụ Dương:
1. Tại chỗ, Theo kinh :
Đau đầu, đau thắt lưng đùi, liệt hạ chi, sưng khớp mắt cá.
2. Toàn thân :
Lâm sàng của huyệt Phụ Dương:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Thiên tỉnh trị gân co rút (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Hoàn khiêu, ủy trung, Phi dương trị đau nhức chi dưới.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thang, sâu 1 – 2 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
Tham khảo của huyệt Phụ Dương:
1. «Giáp ất>> quyển thứ 10 ghi rằng: “Nuy quyết, đầu phong nặng, đau sống mũi, đau xương bờ ngoài chỗ vế đùi-bắp chân, co rút, tê mất cảm giác, phát lạnh có khi sốt, tứ chi không nâng lên được, dùng Phụ dương làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Hoắc loạn vọp bẻ, đau thắt lưng không đứng lâu được, ngồi không đứng dậy được, đau đùi vế, nuy quyết, phong tê mất cảm giác, nặng đầu, đau sống mũi, có khi sốt lạnh, tứ chi không nâng lên được”.
3. Sách “Giáp ất” ghi rằng huyệt này là “Khích huyệt” của Dương-kiều.