HUYỆT CÔN LÔN
昆侖穴
B 60 Kùnlún (Kroun Loun)
Xuất Xứ của huyệt Côn Lôn:
«Linh khu – Bản du»
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Côn Lôn:
– “Côn lôn”, nguyên góc có nghĩa là tên của một ngọn núi nổi tiếng ở phía tây Trung Quốc, ở đây nói đến một cái gì đó cao và lớn.
Huyệt ở phía sau bên dưới gân cơ mác bên, một nét nổi bật của việc giải phẫu vùng chân bên. Ngoài ra, nó còn có biểu hiện những bệnh lý về đầu, đầu là phần cao nhất của cơ thể, do đó mà có tên là Côn lôn.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Côn lôn trên có mắt cá chân, bên cạnh có xương gót chân, dưới có xương sụn, gò nổi cao lên như núi, Hỏa huyệt của Túc Thái-dương, có hiện tượng khí chất đi lên thúc dục dương đi ngược xuống, nên gọi là Côn lôn”.
Tên Hán Việt khác Ngoại Khỏa-hậu, Thượng Côn-lôn.
Tên đọc khác Côn luân.
Huyệt thứ 60 Thuộc Bàng-quang kinh
Đặc biệt “Kinh” huyệt, Thuộc “Hỏa”
Mô tả của huyệt Côn Lôn:
1. Vị trí xưa:
Trên xương gót chân, ỏ chỗ hõm sau mắt cá ngoài 5 phân (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Huyệt là nơi giao điểm của bờ ngoài gân gót chân và đường kéo từ nơi cao nhất của mắt cá ra, nơi có khe hõm.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Côn Lôn:
là khe giữa gân cơ mác bên ngắn và gân cơ mác bên dài ở trước gân gót chân, ở sau đầu dưới xương chày – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh cơ-da và dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh S 1.
Hiệu năng của huyệt Côn Lôn :
Khu phong thông lạc, thư cân mạnh lưng, đuổi tà khí ở kinh Thái-dương, lý huyết trệ ở bào cung, thư cân hóa thấp, bổ thận.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Côn Lôn:
1. Tại chỗ :
2. Theo kinh:
Đau đầu do thần kinh, đau dây thần kinh hông, đau thần kinh vai, thắt lưng đau không cúi ngửa được, cứng cổ gáy, đau mắt, hoa mắt, chảy máu cam.
3. Toàn thân:
Cước khí, động kinh trẻ con, nhau bong chậm, sót nhau.
Lâm sàng của huyệt Côn Lôn:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Tuyệt cốt, Khâu khư trị đau mắt cá chân ngoài (Thắng ngọc). Phối Túc Lâm-khấp, Am Lăng-tuyền, Thần môn trị suyễn (Đại thành). Phối Hợp cốc, Phục lưu trị đau hai bên xương sống không co duỗi được (Đại thành). Phối Khâu khư, Thương khâu, Chiêu hải trị đau gót chân. Phối Thân mạch, Thái khê trị phù chân (Ngọc long). Phối Thừa sơn trị vọp bẻ, hoa mắt (Tịch Hoằng). Phối úy trung trị đau thắt lưng trên vai (Thiên kim thập nhất huyệt).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Bộc tham trị đau cuống họng. Phối Huyền chung, Khâu khư trị đau gân gót chân và khớp mắt cá ngoài. Phối Thú liêu, Hội dương, Tam-âm giao trị sưng đau vùng sinh dục. Phối Phong trì trị đau cứng cổ gáy.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, tới Thái khê hoặc một bên ngoài mắt cá sâu 0,5 – 1 thốn. Tại chỗ có cảm giác căng đau, đồng thời lan xuống ngón út. Xiên, mùi kim hướng tới huyệt Phụ dương sâu 1 – 3 thốn đê trị sưng tuyến giáp trạng. Tại chỗ có cảm giác căng tức có thể lan tới mắt cá chân hoặc ngón chân.
2. Cứu 3 – 5 lửa
3. Ôn cứu 5-15 phút
Tham khảo của huyệt Côn Lôn:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Co rút, cứng cột sống, đau đầu, hoa mắt, chân như thắt lại, bắp chân như rách, chọn Côn lôn làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyến thứ 7 ghi rằng: “Sốt rét, mồ hôi nhiều, đau thắt lưng không cúi ngửng được, mắt như muốn ra ngoài, cứng gáy, dùng huyệt Côn lôn làm chủ”.
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Côn lôn, Khúc tuyền, Phi dương, Tiền cốc, Thiếu trạch, Thông lý, đau đầu chóng mặt“.
4. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thắt lưng cùng cụt cẳng chân đau sưng bắp chân, không đi xuống đất được bổi liệt vệt, chảy máu cam, chảy mũi nước hắt hơi, nhượng chân như thắt lại, mắt cá như rách, đầu nặng, vai lưng co rút, ho suyễn, thắt lưng cột sóng đau, còi xương, đau trong cơ quan sinh dục, đau hoa mắt như thoát ra ngoài, đau tim xuyên tới cột sống, sốt rét, phụ nữ khó sinh, bào thai không xuống, trẻ con động kinh co giật”. Sách lại ghi tiếp: “Ung nhọt, cầu ra máu dùng Côn lôn, Thừa tương, Tam-âm giao”.
5. Căn cứ theo “Linh khu – Bản du” ghi rằng, huyệt này là Kinh huyệt của Túc Thái-dương kinh.
6. Căn cứ theo “Tố vấn – Cốt không luận” Vương Băng chú, viết rằng: “Huyệt này còn gọi là Ngoại Khỏa-hậu” trong “Thánh huệ” ghi là Thượng Côn lôn.