HUYỆT THẦN TÀNG
神藏穴
K 25 Shén cáng xué .

Xuất xứ của huyệt Thần Tàng:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Thần Tàng:
– “Thần” có nghĩa là thần linh. Khí tinh anh của khí dương là “Thần”, khí tinh anh của khí âm là “Linh”.
– “Tàng” có nghĩa là cất chứa, cất dấu.
Dưới huyệt là nhánh của Thận kinh từ cơ hoành hợp nhất với Tâm. Thận khí rất cần thiết làm cho tâm đầy đủ chức năng tàng chứa thần khí.
Hội nguyên” ghi rằng: “Thần tàng, âm có thể sinh dương mà hóa thần, âm linh của ngũ tạng hóa thần, thông với tri giác, thần tàng ở giữa ngực, nên được gọi là Thần tàng”.

Huyệt thứ :
25 Thuộc Thận kinh.
Mô tả của huyệt Thần Tàng:

1. VỊ trí xưa :
Dưới huyệt Hoặc trung 1,6 thốn ở chỗ hõm cách đường giữa ngực 2 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay:
Xác định huyệt Tử cung, từ huyệt này đo ngang ra 2 thốn. Huyệt ổ khoảng gian sườn 2.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thần Tàng:
là cơ ngực to, các cơ gian sườn 2. Dưới nữa là phổi, sâu hơn là động mạch chủ trên (bên phải) – Thẩn kinh vận động cơ là dây ngực to của đám rói thần kinh nách và thần kinh gian sườn 2. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T2.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thần Tàng:
1. Tại chỗ :
Đau thần kinh gian sườn.

2. Toàn thân :
Lâm sàng của huyệt Thần Tàng:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Triền cơ trị ngực đầy, cứng cô’ (Bách chứng). Phối Linh khư trị nôn mửa, đầy ngực (Tư sinh).

2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Phế du, Chiên trung, Xích trạch trị ho, suyễn, đau ngực.

Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 0,8 thốn.
2. Cứu 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
* Chú ý Dưới là phổi, không được châm sâu.

Tham khảo của huyệt Thần Tàng:
1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Đầy tức ngực ho xốc, suyễn khó thở, nôn mửa, phiền bực đầy tức, không muốn ăn uống, dùng Thần tàng làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thần tàng chủ trị nôn mửa, ho suyễn khó thỏ, tức ngực không muốn ăn”.
3. «Bách chứng phú” ghi rằng: “Đầy tức ngực, cứng gáy, dùng Thần tàng, Triền cơ” (Hung mãn hạng cường, Thần tàng, Triền cơ dĩ thí).
