HUYỆT PHẾ DU
肺俞穴
B 13 Fèi yú xué (FeiChou)
Xuất xứ của huyệt Phế Du:
«Linh khu – Bối du».
Tên gọi của huyệt Phế Du:
– “Phế” có nghĩa là phổi.
– “Du”có nghĩa là nơi ra vào của khí, huyết. Huyệt sát với phổi, cũng là nơi mà qua đó khí của Phế ngấm vào bề mặt của cơ thể. Chủ yếu có dấu hiệu ở những rối loạn của Phế khí do sự xâm nhập của các yếu tố gây bệnh do ngoại sinh. Vì thế mà có tên gọi là Phế du (Huyệt phổi).
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Du của ngũ tạng xuất ở lưng. Phế là tạng, bám vào đốt thứ 3. Huyệt nằm ở dưới đốt thứ 3, mỗi bên đo ngang ra 1,5 thốn là huyệt mà Phế khí đi qua và rót vào là du huyệt quan trọng để chữa bệnh Phế, nên gọi là Phế du”.
Huyệt thứ:
13 Thuộc Bàng-quang kinh.
Đặc biệt của huyệt Phế Du:
“Bối du” huyệt của Phế.
Mô tả của huyệt Phế Du:
1. VỊ trí xưa:
Hai bên xương sống, dưới đốt xương sống 3 đo ra 1,5 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay :
Huyệt là nơi gặp nhau của đường thang đứng ngoài Đốc mạch đo ra 1,5 thốn và đường dưới gai cột sống lưng 3. Khi điểm huyệt nên ngồi khom lưng lại.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Phế Du :
là cơ thang, cơ trám, cơ răng cưa bé sau trên, cơ gối cổ, cơ lưng dài, cơ cổ dài, cơ bán gai của đầu, cơ bán gai của cổ, cơ ngang-sườn. Dưới nữa là phổi Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh sọ não số XI, nhánh đám rối cô sau, nhánh của đám rói cánh tay, nhánh của dây gian sườn 3 và nhánh của dây sóng lưng 3. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh T3.
Hiệu năng của huyệt Phế Du:
Điều phế lý khí, bổ lao tổn, thanh hư nhiệt, hòa vinh huyết, thối nhiệt.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Phế Du:
Tại chỗ, Toàn thân :
Viêm khí quản, suyễn, viêm phổi, lao phổi, viêm màng ngực, tự ra mồ hôi, ra mồ hôi trộm.
Lâm sàng của huyệt Phế Du:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Thiên đột trị ho (Bách chúng). Phối Thận du trị suyễn (Tư sinh). Phối Cự khuyết trị tức ngực, đầy ngực (Tư sinh). Phối Phong môn trị ho (Hành châm). Phối Phong long trị đàm ho (Ngọc long). Phối Đào đạo trị sốt (Bách chứng). Phối Đào đạo, Thân trụ, Cao hoang trị suy nhược do ngũ lao, thất thương (Càn khôn sanh ý).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Thiên đột, Nhũ căn trị ho không cầm. Phối Đào đạo, Cách du trị đàm, suyễn. Phối Kiên tỉnh, Kỳ môn trị ho. Phối Nghênh hương trị chảy mũi nước không cầm. Phối Phế-nhiệt huyệt, Chiên trung, Trung phủ, Nội quan trị hen phế quản. Phối (thâu) Thiên trụ, Đại chùy (thấu) Kết-hạch huyệt, Chiên trung (thấu) Ngọc đường, hoặc Hoa cái (thâu) Triền
cơ, Xích trạch, Túc Tam-lý trị lao phổi. Phối Đại chùy, Cao hoang (cứu) trị viêm khí quản mãn tính. Phối Đại chùy, Phong môn trị hen suyễn. Phối Phong trì, Thái-dương, Can du trị đầu đau gáy cứng hoặc hoa mắt. Phối Thiên đột, Chiên trung trị ho, đàm ủng tắc.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thang, hơi xiên về phía cột sóng, sâu 0,5 – 1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan tới giữa sườn – Ngang, từ trên xuống dưới theo bờ lớp cơ 1 – 2 thốn, có cảm giác căng tức tại chỗ.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
* Chú ý Bên dưới là phổi, không châm sâu quá.
Tham khảo của huyệt Phế Du:
1. «Tố vấn – Thủy nhiệt huyệt luận thiên» ghi rằng: “Bên cạnh Du của năm tạng, đều có 10 huyệt nhằm tả bỏ nhiệt của ngũ tạng”.
2. «Giáp ất» quyền thứ 8 ghi rằng: “Phế, nóng, lạnh hít thở khó không nằm được, khí nghịch lên nôn ra bào bọt, thở suyễn, đầy tức ngực sườn ức, khó thở, phát run, mạch nhảy như đánh trống dội, trong ngực có nhiệt, đầy tức hông sườn không muốn ăn, mồ hôi không ra đau cột sốt thắt lưng, dùng huyệt Phế du làm chủ”.
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Trẻ con, do phế khổn mà sinh ra bệnh, mặt mắt trắng, sùi bọt mép. Cứu Phế du 3 lửa , lại cứu ở Thủ Dương- minh, Thái-âm mỗi nơi 2 lửa.
4. «Tư sinh» ghi rằng: “Ho suyễn đè vào huyệt Phế du đau như dùi châm, chỉ chuyên châm Phế du rồi cứu mà lành. Có khi chỉ châm không cứu cũng lành, tùy bệnh sâu hay cạn”.
5. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Phế du chủ trị về anh khí, vàng da. Suy nhược lao phổi, miệng lưỡi khô, lao nhiệt khí nghịch lên, đau cứng cột sống thắt lưng, sốt lạnh, suyễn, ngột tức, hư phiền, nóng âm ỉ trong xương tay, ho, thịt đau. Nôn mửa, tức sườn ngực không muốn ăn, chạy cuồng muốn tự sát, còi xương, phế trúng phong, tức ngực thỏ khí ngắn, buồn bực tức ngực không ra mồ hôi, sau khi ăn nôn ra nước, trẻ con quy bối”.
6. Phế du là “Bôi-du huyệt” của Phế, vị trí của huyệt này có vài điểm khác nhau, như “Đồ dực “, “Kìm giám” đều ghi rằng: “Từ chính giũa cột sống đo ra 2 thốn”, nhưng “Giáp ất” lại ghi rằng: “Ở dưới cột sống thứ 3 đo ra mỗi bên 1 thốn 5 phàn”, ở đây theo “Giáp ất”.
7. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ Phế du đê’ trị người phải tin buồn, trái ý, cảm xúc quá mạnh vì vẩn đề gì, người lãnh đạm, sức đề kháng chống bệnh yếu, ưa thanh vắng, trí não mờ ám. Nếu có ý muốn tự tử thì tả bằng kim bạc. Đề phong ý muốn tự tử dùng kim vàng để bổ.
8. Có tác giả hiện đại cho huyệt trên mỏm gai cột sóng lưng thứ 3 đo ra mỗi bên 1,5 thốn.