HUYỆT THIÊN ĐẢNH 

天鼎穴
LI 17 Tiān dǐng xué (Tiann Ting).

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

Xuất xứ của huyệt Thiên Đảnh:

«Giáp ất».

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

Tên gọi “Đảnh” là thùng nấu có hai quai cầm và có ba chân thường hay được dùng vào ngày xưa. Chóp đỉnh của nó hình tròn và được so sánh với (bầu) trời “Thiên”, ở con người, đầu nằm ở phần trên cũng so sánh vói trời. Hai tai là hình tượng của hai quai của đỉnh.
Có một chỗ nhô lên mỗi bên của hai huyệt này, biểu hiện Đại chùy ở mạch Đốc thuộc đốt sống cổ thứ 7 (Đại chùy) và hai huyệt Thiên đảnh tạo thành 3 chân của nồi nấu mà hai tai là hai quai. Vì thế mới có tên là Thiên đảnh (Đỉnh trài).
Có sách cho rằng, ngày xưa đảnh đồng có ba chân, trong cơ thể có ba huyệt Thiên đảnh, Khuyết bồn, Khí xá làm thành một tam giác nên gọi là Thiên đảnh.

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

Tên Hán Việt khác của huyệt Thiên Đảnh:

Thiên đỉnh, Thiên đính.

Huyệt thứ:

17 Thuộc Đại-trường kinh.

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

Mô tả của huyệt Thiên Đảnh:

1. Vị trí xưa:

Ở trên Khuyết bồn, từ Phù đột thẳng xuống, sau Khí xá 1,5 thốn (Giáp ất). Bên cổ, huyệt Khuyết bồn đi thẳng lên. Phía dưới và sau Phù đột chừng 1 thốn (Đồng nhân, Đại thành, Tuần kinh).

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

2. Vị trí nay:

Phía dưới bờ xương hàm độ 2 thốn, ngang với bờ dưới của sụn giáp trạng. Huyệt là nơi gặp nhau của bờ sau cơ bó đòn cơ ức-đòn-chũm và đường ngang qua giữa cổ.

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thiên Đảnh:

là cơ bám da cổ, bò sau ức đòn chũm, cơ bậc thang – Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh cơ da cổ, nhánh ngoài của dây sọ não 11, các nhánh của đám rói cô’ sâu. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C3.

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

Hiệu năng của huyệt Thiên Đảnh:

Lợi yết hầu, thanh phế khí.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thiên Đảnh:

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

Tại chỗ :

Viêm hầu, họng, lao hạch cổ, liệt cơ lưỡi.

Lâm sàng của huyệt Thiên Đảnh:

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Gian sứ trị mất tiếng, nói ngập ngừng (Bách chứng). Phối Khí xá, Cách du trị viêm hầu họng (Tư sinh).

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Hợp cốc, Thừa tương, Thái khê, Thiên dung trị liệt thanh đới giai đoạn đầu. Phối Khúc trì, Thiểu thương trị sưng tắc họng.

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lửa.

1. Ôn cứu 5-10 phút.

Tham khảo 1. Ôn cứu 5-10 phút.

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

Tham khảo của huyệt Thiên Đảnh:

1. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Câm đột ngột khí nghẽn, sưng tắc họng đan họng thanh quản khó thở, ăn uống không xuống, dùng huyệt Thiên đảnh làm chủ”.

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

2. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Họng sưng tắt dùng Thiên đảnh làm chủ”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thiên đảnh chủ trị câm đột ngột nghẽn khí, sưng tắc họng, khó thỏ, ăn uống không xuống, trong họng kêu”.

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

4. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Thiên đảnh, gian sứ trị mất tiếng, nói ngập ngừng” (Thiên đảnh, Gian sứ, thất âm nhiểp nhỉt nhi hưu trì).

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH

5. Huyệt Thiên đảnh, trong “Tư sinh” còn gọi là “Thiên đính “.

HUYỆT THIÊN ĐẢNH 
HUYỆT THIÊN ĐẢNH
Bài trướcHUYỆT THIÊN DUNG 
Bài tiếp theoHUYỆT THIÊN ĐỘT

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.