HUYỆT THIÊN DUNG
天容穴
SI 17 Tiān róng xué (Tienn Jong).

Xuất xứ của huyệt Thiên Dung:
«Linh khu – Bản du».

Tên gọi của huyệt Thiên Dung:
– “Thiên” có nghĩa là trồi, ở đây nói đến phần trên cơ thể, trường hợp này đặc biệt nói tới đầu.
– “Dung” có nghĩa là dáng dấp, vẻ bên ngoài.
Vào thòi xưa, người phụ nữ trang sức thường mang bông tai thường đụng vào huyệt này. Hơn thế nữa, huyệt thường được dùng để giải quyết những vấn đề thẩm mỹ ảnh hưởng tới cổ và mặt. Do đó mà có tên là Thiên dung.

Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Dung có nghĩa là đựng chứa. Huyệt là Du huyệt của Tiểu-trường mạch. Tiểu-trường chủ về Thiên khí, mạch của nó từ đấy mà vào diện dung (mặt), hơn nữa, huyệt lại ở phía sau khúc cong giáp dưới tai, ở nơi Thiên vị, chỗ của nó rộng rãi mà lại có sức chứa đựng nên gọi là Thiên dung).

Tên Hán Việt khác của huyệt Thiên Dung:
Thiên dong.
Huyệt thứ:
17 Thuộc Tiểu-trường kinh.

Mô tả của huyệt Thiên Dung:
1 VỊ trí xưa :
Dưới trái tai, phía sau góc xương hàm (Giáp ất, Đồng nhãn, Đại Thành, Tuần kinh, Kim giám).

2. VỊ trí nay :
Ngang với mỏm nhọn của góc xương hàm dưới. Huyệt ở bờ trước cơ ức-đòn- chũm.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thiên Dung:
là bờ trước cơ ức-đòn-chũm, bờ sau góc xương hàm dưới, phía dưới cơ 2 thân – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh sọ não số XI nhánh đám rối cổ sâu, nhánh dây sọ não số XII. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C2.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thiên Dung:
1. Tại chỗ, theo kinh :
Ù tai, điếc, tê họng, cứng thanh quản, sưng đau cổ gáy.

2. Toàn thân:
Lâm sàng của huyệt Thiên Dung:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Dương khê trị tức ngực khó nằm (Tư sinh).

2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Hợp cốc, Thiếu thương trị viêm hạnh nhân, sưng đau họng-thanh quản. Phối Thiên trụ, Hợp cốc trị viêm họng, viêm thanh quản.

Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, mũi kim hướng tới phía vùng góc lưỡi, sâu 1-1,5 thốn, có cảm giác căng tức lan tới gốc lưỡi hoặc vùng họng-thanh quản.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
* Chú ý Sách xưa bảo cấm cứu.

Tham khảo của huyệt Thiên Dung:
1. «Linh khu – Thích tiết chân tà luận» ghi rằng: “Dương khí đại nghịch, lên trên tích đầy lồng ngực, làm cho ngực bị ứ đầy, vì khí phẫn uất phải co vai để thở làm đại khí nghịch lên phát suyễn thỏ khò khè, phải ngồi khom lưng, lúc phát bệnh, người bệnh sợ bụi bặm và khói như đang bị nghẹt cổ không thở được nên thủ huyệt Thiên dung”.

2. «Giáp ất» quyên thứ 8 ghi rằng: “Sán khí tích đau ở trong ngực không thở được, dùng huyệt Thiên dung làm chủ”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Ho nghịch khí khạc nhổ ra dãi bọt, chọn huyệt Thiên dung và Hành gian làm chủ”.

4. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Vai đau không nâng lên được, chọn huyệt Thiên dung và Bỉnh phong làm chủ”.
5. «Thiên kim» ghi rằng: “Thiên dung, Tiền cốc, Giác tôn, Uyên cốt, Chi chánh, chủ trị sưng cổ, đau gáy không quay cử động được. Thiên dung, Thính hội, Thính cung, Trung chử tai kêu rè rè như tiếng ve”.

6. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thiên dung chủ trị về sưng tắc họng hàn nhiệt, trong họng như vướng xương, bướu cổ, nhọt gáy, không quay cổ được, không nói được, đau ngực, đầy tức ngực khó thở, nôn khan mửa ra bào bọt, cấm khâu hai hàm răng ngậm chặt, ù tai điếc“.
7. Huyệt Lung tân số 3 tương đương với huyệt