HUYỆT THIÊN PHỦ
天府穴
L 3 Tiānfǔ xué(Tienn Fou).

Xuất xứ của huyệt Thiên Phủ:
«Linh khu – Bản du».

Tên gọi của huyệt Thiên Phủ:
– Vùng trên gọi là “Thiên”.
– Nơi ở gọi là “Phủ”.
Thiên phủ là nơi huyệt nằm ở vùng trên phôi, làm nơi cư trú của các khí trong cơ thể. Ngày xưa người ta quan niệm Phế được xem như bầu trài phủ trên trái đất, nó như cái lọng che phủ ở trên các cơ quan tạng phủ còn lại, ngoài ra phế cũng còn là tòa lâu đài của khí trong cơ thể, hơn nữa Phế khí thường đổ về quy tụ lại ở huyệt này. Cho nên mói có tên là Thiên phủ.
Thuộc Phế kinh.
Mô tả của huyệt Thiên Phủ:
1. Vị trí xưa :
Bò trong bắp cánh tay trong động mạch ở dưới nách 3 thốn (Giáp ất, Phát huy).

2. VỊ trí nay :
Dưới nếp nách trước 3 thốn, huyệt ở bờ ngoài cơ hai đầu cánh tay.

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thiên Phủ:
là bà ngoài cơ 2 đầu cánh tay, chỗ bám của cơ cánh tay trước và cơ Delta. Xương cánh tay – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh mũ, dây cơ – da. Da vùng huyệt chỉ phối bỏi tiết đoạn thần kinh C5.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thiên Phủ:
1. Tại chỗ, theo kinh:

2. Toàn thân:
Viêm khí quản, suyễn, xuất huyết mũi.
Lâm sàng của huyệt Thiên Phủ:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Hợp cốc trị chảy máu cam (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Hợp cốc, Chi cấu trị xuất huyết mũi.

Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn.
2. Ôn cứu 5 phút.

Tham khảo của huyệt Thiên Phủ:
1. «Giáp ất» ghi rằng: “Cấm cứu, cứu vào làm cho bệnh nhân, nghịch khí lên”. Thường khi dùng phép cứu chúng ta không nên cứu quá 5 phút.

2. «Linh khu – Hàn nhiệt bệnh thiên» ghi rằng: “Bị chứng Đản một cách nhanh chóng và mạnh bạo, bên trong bị nghịch. Can và Phế phí cùng đánh nhau, huyết tràn lên đến mũi và miệng, chọn huyệt Thiên phủ”.

3. «Giáp ất» quyên thứ 9 ghi rằng: “Ho khí xóc ngược lên, thỏ suyễn khó khăn, chứng Đản phát nhanh và mạnh bạo, bên trong bị nghịch, Can và Phế khí cùng đánh nhau, tràn xuất huyết ở mũi miệng, mình căng trướng, thở dốc không nằm được, dùng huyệt Thiên phủ làm chủ”.

4. «Giáp ất» quyển thứ 10 ghi rằng: “Phong mồ hôi ra, mình sưng húp thở suyễn, ngủ nhiều hay hoảng hốt, hay quên, thích nằm không biết chung quanh, dùng huyệt Thiên phủ để chữa. Huyệt ở dưới nách 3 thốn, giữa động mạch trong cánh tay”.
5. «Thiên kim» quyển thứ 14 ghi rằng: “Buồn khóc nói nhảm như ma quỷ, cứu vào huyệt Thiên phủ 50 lửa”.

6. «Thiên kim» quyển thứ 24 ghi rằng: “Bướu cổ ác khí, cứu Thiên phủ 50 lửa”.
7. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thiên phủ chủ trị về chứng Đản phát nhanh và mạnh bạo làm xuất huyết ổ mũi miệng, trúng phong tà, khóc không ra tiếng, hay quên, ho truyền nhiễm, nói ma nói quỷ, sốt rét, hoa mắt, viễn thị mắt mồ, bướu cổ anh khí”.