HUYỆT THIÊN LỊCH

偏歷穴
LI 6 Tiān líng xué(Pìenn Li).

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

Xuất xứ của huyệt Thiên Lịch:

«Linh khu – Kinh mạch».

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

Tên gọi của huyệt Thiên Lịch:

– “Thiên” có nghĩa là lệnh, ở vào hai bên một cái gì.
– “Lịch” có nghĩa là đi ngang qua.
Phần kinh biệt của Thủ Dương-minh Đại- trường nối lên từ huyệt này và rẽ sang ra đê nối vói kinh Thủ Thái-âm Phế, cho nên gọi là Thiên lịch (đường rẽ).
Dương Thượng Thiện ghi rằng: “Thủ dương minh kinh chạy xiên lên trên xuất ra ở lạc, đi tới cánh tay, biệt tẩu Thái âm, nên gọi là Thiên lịch”.

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

Huyệt thứ :

6 Thuộc Đại-trường kinh.

Đặc biệt của huyệt Thiên Lịch:

Lạc huyệt của Thủ Dương-minh biệt tẩu (nói với) Thủ Thái-âm.

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

Mô tả của huyệt Thiên Lịch:

1. Vị trí xưa:

Sau cổ tay 3 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

2. VỊ trí nay :

Trên huyệt Dương khê 3 thốn của đoạn nối huyệt Dương khê và Khúc trì. Huyệt ở  lỗ hõm.

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thiên Lịch:

là cơ duỗi ngắn ngón cái, cơ dạng dài ngón cái – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C6.

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

Hiệu năng của huyệt Thiên Lịch:

Thanh phế khí, điều thủy đạo, thông mạch lạc.

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thiên Lịch:

1. Tại chỗ, theo kinh:

Đau thần kinh cánh tay trước, đau cẳng tay.

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

2. Toàn thân:

Xuất huyết mũi, liệt mặt viêm tuyến biên đào.

Lâm sàng của huyệt Thiên Lịch:

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Quan nguyên, Trung cực, Tam-âm giao trị phù thũng. Phối Hợp cốc, Khúc trì, Chi cấu đau nhức vai-cánh tay.

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 0,5-1 thốn.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 15 phút.

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

Tham khảo của huyệt Thiên Lịch:

1. «Linh khu – Kinh mạch» ghi rằng: “Biệt của Thủ Dương-minh gọi là Thiên lịch. Bệnh thực sẽ làm cho răng sâu và tai điếc, bệnh hư làm cho răng lạnh, hoành cách bị tý. Nên chọn huyệt lạc đê châm”.

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

2, «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Phong ngược (sốt rét) mồ hôi không ra, dùng huyệt Thiên lịch để chữa”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Bệnh điên nói nhiều, tai ù, miệng lệch, sưng má, thực thì điếc sâu răng, sưng tắc họng không nói được, đau răng, chảy máu mũi, hư thì hoành cách bị tý, dùng huyệt Thiên lệch làm chủ”.

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

4. «Giáp ất» quyền thứ 12 ghi rằng: “Mắt mờ, mắt lèm nhèm dùng huyệt Thiên lịch làm chủ”.
5. «Đại thành» quyến thứ 6 ghi rằng: “Thiên lịch chủ về chứng đau vai cánh tay khuỷu tay cổ tay, mờ mắt, mắt lèm nhèm, đau răng, chảy máu cam, sốt rét khi nóng khi lạnh, điên khùng nói nhiều, họng khô, sưng tắc họng, ù tai, mồ hôi không ra, lợi tiểu. Thực thì sâu răng điếc tai tả Thiên lịch. Hư thì răng lạnh, tý ở hoành cách bổ Thiên lịch.

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

6. «Tiêu u phú>> ghi rằng: “Châm Thiên lịch lợi tiểu, trị thủy cô” (Thích Thiên lịch lợi tiểu tiện, y đại nhân thủy cố).
7. Căn cứ theo «Linh khu – Kinh mạch» thì huyệt này là “Lạc” huyệt của Thủ Dương minh Đại Trường.

HUYỆT THIÊN LỊCH
HUYỆT THIÊN LỊCH

8. Thiên lịch có tác dụng thanh nhiệt sơ phế, thông điều thủy đạo, sơ kinh hoạt lạc, thường hay dùng nhiều trong các chứng đau khớp cổ tay khớp khuỷu, cánh tay, vai nhức và tê mất cảm giác. Đối với chứng chảy máu cam, đau họng và phù thũng nó cũng có hiệu quả cao.
Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant tả huyệt Thiên lịch trong trường hợp người suy nhược, trí não mờ ám, và thích nói chuyện quá sức.

Bài trướcHUYỆT THIÊN LINH
Bài tiếp theoHUYỆT THIÊN PHỦ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.