HUYỆT THIÊN XUNG
天沖穴
G 9 Tiān chōng xué (Tỉenn Tchrong).
Xuất xứ của huyệt Thiên Xung:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Thiên Xung:
– “Thiên” có nghĩa là trời ở trong tự nhiên giới, ở đây muốn nói tói Bách hội, đỉnh cao nhất.
– “Xung” có nghĩa là lối đi, vọt nhanh.
Huyệt đóng vai trò như là một lối đi của kinh khí từ huyệt này tiến tới Bách hội. Do đó mà có tên là Thiên xung.
Theo “Du huyệt mệnh danh hội giải” ghi rằng: “Thiên xung, Thiên có nghĩa là chỉ tới đầu. Với chủ trị huyệt này là phong đau nhức mỏi, ưỡn cong người, buồn khóc, như xung lên cùng trời. Vì thế mới gọi là Thiên xung”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Thiên Xung:
Thiên cù.
Huyệt thứ:
9 Thuộc Đởm kinh.
Đặc biệt của huyệt Thiên Xung:
Hội của Túc Thiếu-dương và Thái-dương.
Mô tả của huyệt Thiên Xung:
1. Vị trí xưa:
Phía trên sau góc vành tai vào trong chân tóc 2 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Sau huyệt Suất cốc 0,5 thốn trên chân tóc 2 thốn.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thiên Xung:
là cơ tai trên, xương Thái-dương – Thần kinh vận động cơ là nhánh mặt. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C2.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thiên Xung:
1. Tại chỗ :
2. Theo kinh:
Sưng đau lợi răng, sưng tuyến giáp trạng.
3 Toàn thân:
Lâm sàng của huyệt Thiên Xung:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Bách hội, Đầu duy trị đau đầu. Phối Phong trì, Thái dương trị đau nửa đầu.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ớn cứu 5 – 15 phút.
Tham khảo của huyệt Thiên Xung:
1 «Giáp ất» quyên thứ 3 ghi rằng: “Đau đầu, châm Mục song, Thiên xung, Phong tri làm chủ”.
2. «Thiên kim» ghi rằng: “Bướu cổ, cứu Thiên xung 300 lửa, chủ trị đau đầu, tâm thần phân liệt, hay hồi hộp“.
3. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Uốn ván nảy ngược, buồn khóc; dùng Thiên xung, Đại hoành” (Phản tương bi khôc, trượng Thiên xung, Đại hoành tu tinh).
Căn cứ theo “Tô vấn – Khí phú luận thiên Vương Băng chú” rằng huyệt Thiên xung là nơi hội của Túc Thái dương, Thiếu-dương.