HUYỆT THỪA CÂN 

承筋穴
B 56 Chéng jīn xué (Tchreng Tsìnn).

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN

Xuất xứ của huyệt Thừa Cân:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Thừa Cân:

– “Thừa” có nghĩa là nâng đỡ hay giữ gìn.
– “Cân” có nghĩa là gân.
Châm huyệt này có thể làm mạnh thêm chức năng của gân ở chân để nâng đỡ cơ thể, do đó mà có tên Thừa cân.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở giữa chỗ hỏm của cơ dép, nói rằng “thửa” (nâng đỡ) phía dưới hai gân, phía sau gối chân, nên được gọi là Thừa cân”.

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN

Tên Hán Việt khác của huyệt Thừa Cân:

Đoan trường, Trực trường, Trực dương, Chuyên trường.

Huyệt thứ:

56 Thuộc Bàng-quang kinh.

Mô tả của huyệt Thừa Cân:

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN

1. VỊ trí xưa:

Chính giữa bắp chân, nơi chỗ hõm (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN

2. VỊ trí nay:

Chính giữa cơ sinh đôi. Huyệt là trung điểm nối của 2 huyệt Thừa sơn và Hợp dương. Khi điểm huyệt nằm sấp nảy châm để tìm kẻ cơ.

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thừa Cân:

là khe giữa cơ sinh đôi ngoài và trong, cơ dép, cơ chày sau, màng gian cốt – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây chày sau. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh S2.

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thừa Cân:

1. Tại chỗ, theo kinh :

Nhức đầu, đau cứng vai lưng, tê liệt hạ chi, đau bắp chân.

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN

2. Toàn thân:

Trĩ.

Lâm sàng của huyệt Thừa Cân:

Kinh nghiệm hiện nay:

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN

Phối Bộc tham, Trung đô, Trúc tân trị đau cơ sinh đôi. Phối Đại- trường du, Chi câu, Túc Tam-lý, Tam-âm giao trị táo bón. Phối Túc Tam-lý, ủy trung, Tam-âm giao trị tê liệt cơ sinh đôi. Phối Thừa phù, Thừa sơn trị đùi yếu thiếu sức.

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng 1 – 2 thốn.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN

Tham khảo của huyệt Thừa Cân:

1. «Giáp ât» quyển thứ 8 ghi rằng: “Nóng rồi đến lạnh đắp đổi, co giật, bắp chân nặng đau, run không đứng vững, sưng cẳng chân, đau mu bàn chân, rút gân chân, bụng dưới đau dẫn đến họng nấc, đại tiện khó, chọn Thừa cân làm chủ”.

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN

2. «Giáp ất>> quyển thứ 9 ghi rằng: “Đại trường thực thì đau lưng, thắt lưng, hàn tý chuyển gân vọp bẻ, đau xoàng đầu, hư thì mũi chảy máu cam, tâm thần phân liệt. Lưng, thắt lưng ra mồ hôi, chọn huyệt Thừa cân làm chủ”.

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN

3. «Thiên kim» ghi rằng: “Thừa cân, Thừa phù, ủy trung, Hợp dương trị đau do trĩ, sưng dưới nách”.

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN

4. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thắt lưng-lưng, đại tiện bón, sưng nách sưng trĩ, lổ trĩ, cẳng chân tê mất cảm giác, bắp chân đau rút tới gót chân, đau thắt lưng, chảy máu cam, chảy mũi nước, hoắc loạn vọp bé”.
5. Theo “Giáp ất” huyệt này còn gọi là Trực trường, Đoan trường.

HUYỆT THỪA CÂN 
HUYỆT THỪA CÂN
Bài trướcHUYỆT THƯỢNG TINH 
Bài tiếp theoHUYỆT THỪA GIAN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.