THỦ TAM LÝ
手三里穴
LI 10 Shǒu sānlǐ xué(Cheou Sann Li)
Xuất xứ của huyệt Thủ Tam Lý:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Thủ Tam Lý:
– “Thủ” có nghĩa là tay.
– “Lý” có nghĩa là khu nhà ở hay đơn vị đo lường vào thời cổ. Ở đây một “lý” có nghĩa là một “thốn” ở chân.
– “Tam” có nghĩa là ba.
Khoảng cách giữa huyệt Thủ Tam-lý và Trửu liêu là 3 thốn. Do đó mà có tên là Thủ Tam-lý (3 thốn từ Trửu liêu xuống). Hơn thế nữa, huyệt này về mặt tổ chức cơ thê’ tương ứng với Túc TamTý (3 thốn từ huyệt Độc tỷ xuống).
Tên Hán Việt khác của huyệt Thủ Tam Lý:
Thượng Tam-lý, Quỷ tà.
Huyệt thứ:
10 Thuộc Đại-trường kinh.
Mô tả của huyệt Thủ Tam Lý:
1. VỊ trí xưa:
Dưói huyệt Khúc trì 2 thốn Huyệt ỏ đầu bắp thịt cẳng tay, ấn vào đó thi thịt nổi lên (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Dưới huyệt Khúc trì 2 thốn trên đưòng nối Khúc trì và Dương khê. Khi điểm huyệt co một bên cổ tay vào khuỷu tay.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thủ Tam Lý:
là bờ sau cơ ngửa dài, cơ ngửa ngắn và dưới nừa là xương quay – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây quay. Da vùng huyệt chi phối.
Hiêu năng của huyệt Thủ Tam Lý:
Khu phong thông lạc, hòa vị lợi trường.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thủ Tam Lý:
1. Tại chỗ, theo kinh :
Đau vai cánh tay, bại xuôi chi trên, ỉa chảy, tiêu hóa kém.
2. Toàn thân :
Loét dạ dày, đau dạ dày, đau bụng.
Lâm sàng của huyệt Thủ Tam Lý:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Túc Tam-lý trị ăn vào không tiêu trê nệ (Tịch hoằng phú). Phối Thiếu hải trị liệt tay (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Trung quản, Túc Tam-lý trị loét dạ dày, ỉa chảy. Phối Hợp cốc, Dưỡng lão, Chi chánh trị đinh nhọt. Phối Tý nhu, Khúc trì trị liệt chi trên.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1 – 2 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức có khi lan tới trước cánh tay.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
Tham khảo của huyệt Thủ Tam Lý:
1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Trường phúc lạnh, đau thắt lưng không nằm được, dùng huyệt Thủ Tam-lý làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Thủ Tam-lý chủ về hoắc loạn trên mửa dưới ỉa, mất tiếng, đau răng, sưng hai bên má hàm, tràng nhạc, tay chân mất cảm giác, tay co không duỗi ra được, trúng phong méo miệng, tay chân không tự chủ”.
3. «Tịch hoàngphú» ghi rằng: “Châm Thủ Tam lý, Túc Tam-lý trị ăn vào thành cục hòn trong bụng, khí tích khối” (Thủ túc thượng hạ châm Tam lý, thực phích khí khôi bàng thủ thủ).
4. «Tặp bệnh huyệt pháp ca» ghi rằng: “Đầu phong hoa mắt cứng gáy, dùng huyệt Thân mạch, Kim môn, Thú Tam-lý” (Dầu phong mục huyễn hạn lệ cưởng, Thán mạch, Kim môn, Thủ Tam-lý).
5. «sỏ nghiên cứu châm cứu – Viện nghiên cứu Dôngy Trung Quôc>>: Châm huyệt Túc Tam-lý làm dạ dày co bóp chậm đi, còn châm huyệt Thủ Tam-lý làm dạ dày co bóp nhanh lên.
6. Lỡ ngộ châm quá sâu gặp động mạch, chảy máu không cầm, dùng bông ép để cầm máu, đồng thời đưa thẳng tay lên rồi châm huyệt
Dương lạc sâu chừng 3 phân vê về hướng trái chừng 10 giây rồi rút kim, huyết sẽ cầm.
7. Thủ Tam-lý có công hiệu điều lý trường vị, sơ phong thông lạc, chuyên trị bệnh thuộc kinh lạc, vì khi châm vào đó có cảm giác đắc khí mãnh liệt hơn cả huyệt Khúc trì. Hiện nay trên lâm sàng đã dùng huyệt này để trị liệu huyết áp cao, lao hạch lâm ba.