HUYỆT THỪA QUANG
承光穴
B 6 Chéng guāng xué (Sing Koang).
Xuất xứ của huyệt Thừa Quang:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Thừa Quang:
– “Thừa” có nghĩa là vâng theo, thừa nhận, đương lấy.
– “Quang” có nghĩa là sáng lạng.
Huyệt nằm trên đỉnh đầu, nơi mà ánh sáng đầu tiên của tròi rọi vào cơ thể, huyệt còn có khả năng điều trị các bệnh về mắt, tăng cưòng thị lực, chứng hoa mắt tối tăm mày mặt, cho nên gọi là Thừa quang (nhận ánh sáng).
Huyệt thứ:
6 Thuộc Bàng-quang kinh.
Mô tả của huyệt Thừa Quang:
1. Vị trí xưa:
Sau huyệt Ngũ xứ 1,5 thốn (Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Phía sau huyệt Ngũ xứ 1,5 thốn, cách đường giữa đầu 1,5 thốn.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thừa Quang:
là cân sọ, gân sọ – Da vùng huyệt chi phối bỏi dây sọ não V1.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Thừa Quang:
1. Tại chỗ, theo kinh:
2. Toàn thân:
cảm mạo, viêm mũi, chóng mặt.
Lâm sàng của huyệt Thừa Quang:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Đại đô trị nôn mứa (Tư sinh). Phối Giải khê trị nhức đầu. chóng mặt, nôn mửa, bồn chồn ỏ ngực (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Hành gian. Quang minh trị các bệnh thuộc về mắt.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, sâu 0,3 – 0,5 thốn.
2. Cìíu Cấm cứu.
Tham khảo của huyệt Thừa Quang:
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Nhiệt bệnh mồ hôi không ra mà nôn ra chất đắng tâm phiền, dùng Thừa quang làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Quáng gà, cận thị, nhìn xa không rõ, dùng Thửa quang làm chủ”.
3. <<Đồng nhân» ghi rằng: “Thừa quang trị nghẹt mũi không phân biệt mùi thối, thơm, miệng méo, mũi hay chảy nước trong, đau đấu hoa mắt, nôn mửa tâm phiền, mắt sinh mây trắng”.
4. «Tư sinh» ghi rằng: “Thừa quang, Đai đô. trị nôn mửa. Giải khê, Thừa quang trị nhúc đầu hoa mắt, nôn mửa tâm phiền”.
5. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng huyệt Thua quang ở sau Ngũ xứ 2 thốn, còn “Thiên kim” lại ghi rằng ở sau Ngũ xứ 1 thốn, một sách khác lại ghi sau Ngũ xứ 1 thốn rưỡi. Bắt đầu từ “Đồng nhân”. Sau đó “Tư sinh”, “Phát huy “Đại thành”, “Đồ dực”, “Kim giám” đều ghi rằng huyệt Thừa quang ở sau Ngũ xứ 1 thốn 5 phân, hiện nay theo những sách sau này.