HUYỆT UYÊN DỊCH Ở ĐÂU?
渊液穴
G 22 Yuànnyè .
Xuất xứ của huyệt Uyên Dịch từ đâu?
«Linh khu – Kinh mạch».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Uyên Dịch là gì?
– “Uyên” có nghĩa là cái vực, sâu.
– “Dịch ” có nghĩa là nách.
Huyệt nằm trong chồ hõm dưới nách, do đó mà có tên là Uyên dịch.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Uyên dịch, ở bờ ngoài vực sâu xuống thống với vực sâu mà hóa ra dịch mồ hôi, nên gọi là Uyên dịch”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Uyên Dịch là gì?
Tuyền dịch, Dịch môn.
Huyệt thứ:
22 Thuộc Đởm kinh.
Vị trí của huyệt Uyên Dịch nằm ở đâu?
1. VỊ trí xưa:
Dưới nách 3 thốn nơi chỗ hõm (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Đường chính giữa nách kéo xuống 3 thốn, giữa xương sườn thứ 5.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Uyên Dịch là gì?
là bờ trước cơ lưng to, cơ răng cưa to, các cơ gian sưàn 4- 5. Dưói nữa là phổi – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của đám rối nách và dây gian stíờn 5. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T4.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Uyên Dịch là gì?
Tại chỗ, theo kinh:
Viêm màng ngực, đau thần kinh gian sườn, viêm hạch nách, đau vai-cánh tay.
Kinh nghiệm Lâm sàng của huyệt Uyên Dịch là gì?
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Thiên tông, Kiên ngung, Điều khấu trị đau vai không nâng lên được. Phối Trấp cân, Cự liêu, Chí âm trị đau sườn ngực.
Phương pháp châm cứu của huyệt Uyên Dịch là gì?
1. Châm Xiên, sâu 0,5 – 0,8 thổn.
2. Cứu 3 – 5 phút.
* Chú ỷ Dưới là phổi, không được châm sâu.
Tham khảo của huyệt Uyên Dịch:
1. «Giáp ất» quyên thứ 9 ghi rằng: “Đầy tức ngực, mã đao, cánh tay không nâng lên được, dùng Uyên dịch làm chủ”.
2. «ĐỒ dực» ghi rằng: “Mã đao sưng rò, dùng Uyên dịch, Chương môn, Chi cấu làm chủ”.
3. «Đại thành» quyển thứ 7 ghi rằng: “Uyên dịch chủ trị sốt lạnh, lở do mã đao, tức đầy ngực, yếu, tay không nâng lên nối”.
Căn cứ theo “Đồng nhân” ghi rằng huyệt Uyên dịch cấm cứu.