HUYỆT UYỂN CỔT NẰM Ở ĐÂU?
腕骨穴
S 14 Wàngu (Oann Kou).
Xuất xứ của huyệt Uyển Cốt từ đâu?
«Linh khu – Bản du».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Uyển Cốt là gì?
– “Uyển” có nghĩa là cổ tay.
– “Cốt” có nghĩa là xương.
Huyệt được lấy gần xương Đậu, nó được gọi là “Uyển-đậu cốt”. Tên của cổ tay cũng có âm tương tự được phát âm “Oản” do đó mà còn có tên là Oản cốt, hay Uyên cốt (xương cổ tay).
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ỏ chỗ hõm xuóng phía trước xương đậu, bờ ngoài tay nên gọi là Uyển cốt”.
Huyệt thứ:
4 Thuộc Tiểu trường kinh.
Đặc biệt của huyệt Uyển Cốt là gì?
Nguyên huyệt của Thủ Thái-dương.
Vị trí của huyệt Uyển Cốt nằm ở đâu?
1. VỊ trí xưa:
Phía ngoài tay, giữa chỗ hôm dưới xương cao trước cổ tay (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Khi điểm huyệt bàn tay hơi nắm lại, ở phía mu tay quay. Huyệt ở chỗ hõm giừa xương móc và xương bàn tay 5, trên đường tiếp giáp da gan tay-mu tay.
3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Uyển Cốt là gì?
là cơ da gan tay, cơ dạng ngón út, chỗ hõm giữa đầu trên xương bàn tay 5 và xương tháp. Đáy chỗ hõm là xương móc – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dày trụ. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C8.
Hiệu năng của huyệt Uyển Cốt là gì?
Sơ tà khí ở Thái dương kinh, thanh thấp nhiệt ở tiêu trường.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Uyển Cốt là gì?
1. Tại chỗ, theo kinh:
Viêm khớp ngón tay, cổ tay, khớp khuỷu.
2. Toàn thân:
Đau đầu, ù tai, đái đường, viêm dạ dày, viêm túi mật.
Kinh nghiệm Lâm sàng của huyệt Uyển Cốt là gì?
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Thân mạch, Ngoại quan, Dũng tuyền trị vàng da sau khi thương hàn (Đại thành). Phối Dương cốc trị sưng cổ gáy, nóng lạnh (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Đại lăng, Gian sứ, Tam gian trị viêm khớp cô tay. Phối Di du, Tỳ du, Túc Tam-lý trị đái đường. Phối Thông lý, Thính cung trị ù tai. Phối Tam-tiêu du, Tỳ du, Túc Tam-lý, Thái khê trị tiêu khát. Phối Đại chùy, Thiên trụ, trị đau vai gáy cấp.
Phương pháp châm cứu của huyệt Uyển Cốt là gì?
1. Châm Thẳng, sâu 0,5-1 thốn, tại chỗ có cảm giác căng tức, có khi lan tới lòng bàn tay.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.
Tham khảo của huyệt Uyển Cốt:
1. «Giáp ât» quyển thứ 7 ghi rằng: “Có triệu chứng trên mình cứng rắn, uốn ván, miệng cắt chặt không nói được dùng huyệt Uyển cốt làm chủ”.
2. «Giáp ất>> quyển thứ 10 ghi rằng: “Thiên khô, cánh tay cổ tay sinh đau, co rút khuỷu tay không duỗi ra được, đau nhức đầu, chảy mũi nước đau vai gáy xuống cánh tay, vẹo cứng cổ, tâm phiền đầy tức sợ sệt, năm ngón tay co không duỗi bóp được, chọn huyệt Uyển cốt”.
3. «Giáp ât» quyển thứ 12 ghi rằng: “Chảy máu cam chọn huyệt Uyển cốt”.
4. «Thiên kim» ghi rằng: “Uyển cốt, Dương cốc, Kiên trinh, Khiếu âm, Hiệp khê chủ trị đau hàm lan tới tai, ù tai không nghe được”.
5. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Uyển cốt chủ trị về nhiệt bệnh mồ hôi không ra, đau dưới sưồn làm khó thở, sưng cổ hàm, phát sốt, ù tai, chảy nước mắt, mắt sinh ế, phát cuồng, thiên khô, khuỷu tay không co duỗi được, sốt rét nhức đầu, tâm phiền, động kinh, co giật, rút năm ngón tay, đau đầu“.
6. «Tạp bệnh huyệt pháp ca» ghi rằng: “Đau nhức thắt lưng – đùi dùng Uyển cốt” (Yêu liên thôi đông Uyển cót thăng).
7. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Chứng tỳ vị có nhiều, ăn vào nôn ra, sáng ăn chiều mửa, vàng da, nên dùng Uyển cốt, Trung quản” (Tỳ gia chi chứng hữu da ban, chí thành phiên vị thô thực nan, hoàng áản diệt tu tầm Uyển cốt, kim châm tất định đoạt Trung quản).
8. Theo kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ huyệt Uyển cốt trong trường hợp vì táo bón, bệnh nhân buồn bả và rên xiết luôn, dễ cảm động, hay sợ sệt, trạng thái bồn chồn bứt rứt, chứng bón vì ruột sệ, gân thịt trong bụng yếu mềm không vận hóa được.
9. Huyệt này là “Nguyên” huyệt của Thủ thái dương kinh.