HUYỆT CHÍ ÂM
至阴穴
B 67 Zhì yīn
Xuất xứ của Huyệt Chí Âm:
«Linh khu – Bản du».
Ý nghĩa Tên gọi của Huyệt Chí Âm:
– “Chí” có nghĩa là cao nhất, cuối cùng, tột đỉnh.
– “Ẵm” có nghĩa là ở dưới, nói tiếp với kinh âm.
Dòng chảy của Túc Thái-dương Bàng-quang chấm dứt ỗ huyệt này, sau đó nó vào Túc Thái- âm Thận, huyệt này có ý nghĩa dương tận mà âm bắt đầu nên gọi là Chí âm.
Tên Hán Việt khác Ngoại Chí-âm.
Huyệt thứ 67 Thuộc Bàng-quang kinh.
Đặc biệt “Tỉnh” huyệt, thuộc “Kim”.
Mô tả huyệt của Huyệt Chí Âm:
1. Vị trí xưa:
Bờ ngoài ngón chân út, cách gốc móng bằng lá hẹ (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vị trí nay:
Ở đầu ngón út, cách gốc móng chân độ 0,2 thốn. Huyệt ở trên đường tiếp giáp da gan chân-mu chân, ở cạnh ngoài ngón út ngang với góc móng út.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt:
Là xương đốt 3 ngón chân út. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh s 1.
Hiệu năng của huyệt Sơ phong tà ở đỉnh sọ, tuyên khí cơ hạ tiêu, hạ điều thai sản.
Tác dụng trị bệnh của Huyệt Chí Âm:
1. Tại chỗ:
Sưng nhức khớp chân, nóng gan bàn chân.
2. Theo kinh:
Đau đầu, mộng thịt mắt, nghẹt mũi, chảy máu mũi.
3. Toàn thân :
Di tinh, đẻ khó, sót nhau, đái khó, bức rứt, Trúng phong, vị trí thai không chính.
Lâm sàng của Huyệt Chí Âm:
1. Kinh nghiệm tiền nhân :
Phối Ốc ế trị đau ngứa khắp người (Bách chứng). Phối Tam lý để thúc đẻ (Tạp bệnh huyệt pháp ca). Bệnh ở đầu mặt dùng Chí âm (Tịch Hoằng).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Thái dương, Liệt khuyết trị đau nửa đầu. Phối Phong trì, Thái dương trị đau đỉnh đầu, cứng gáy. Phối Tam-âm giao trị ngôi thai không chính. Phối Phong trì, Toản trúc, Đồng-tử liêu trị đau đầu, đau mắt.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên lên trên, sâu 0,1 – 0,2 thốn, hoặc chích nặn tí máu. Nơi châm có cảm giác đau nhức.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 10-30 phút.
Tham khảo của Huyệt Chí Âm :
1. «Giáp ất» quyển thứ 7 ghi rằng: “Đầu nặng mũi chảy máu cam và co rút, mồ hôi không ra, tâm phiền, nóng dưới chân, đau gáy, mắt có màng che, mũi và tiểu tiện không lợi, dùng Chí âm làm chủ”.
2. «Thiên kim» quyên thứ 24 ghi rằng: “Phép cứu chung độc, chỗ nhọn ngón chân út cứu 3 mồi lửa, bèn có tiết xuất, bị do rượu sẽ ra rượu, bị do cơm sẽ ra cơm, bị do rau thịt sẽ ra rau thịt, bên lành bệnh, rất thần nghiệm, đều ra độc từ nhọt cứu”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Chí âm chủ về mắt sinh màng, nặng đầu nghẹt mũi, phong hàn từ ngón chân út đi lên, mạch tý, ngực sườn đầy tức đau không có chỗ cố định khi chỗ này khi chỗ khác, vọp bẻ, hàn chứng mồ hôi không ra, tâm phiền, dưới chân nóng, tiểu tiện không thông, mất tinh khí, đau mắt, đau khóe mắt”.
4. «Trửu hậu ca» ghi rằng: “Bệnh ở đầu mặt châm Chí âm” (Đầu diện chi tật châm Chí âm).
5. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Chí âm, Ốc ế trị đau ngứa” (Chí âm, Ốc ê liệu dạng tật chi đông đa).
6. «Tạp bệnh huyệt pháp ca» ghi rằng: “Tam lý, Chí âm thúc đẻ” (Tam lý, Chí âm thôi dựng nhâm)
7. Căn cứ vào “Linh khu – Bản du” ghi rằng: “Huyệt Chí âm là Tỉnh huyệt của Túc Thái-dương kinh”.
8. Chí âm có công hiệu sơ phong thanh nhiệt, thông lợi hạ tiêu, đó là một trong những huyệt thường dùng trong phụ sản, đoi với các chứng trệ thai, khó sinh, nhau thai không xuống, thai không chính đều có hiệu quả rõ rệt. Chí âm cũng là một trong những huyệt chọn huyệt ở xa đê trị trong lúc phối huyệt với bệnh ở xa.
9. Kinh nghiệm của Soulié de Morant, bổ huyệt này để trị tinh thần suy nhược, trí lực hao mòn, không thể làm việc được nữa, hay gắt gỏng bực tức và cũng có khi nóng tính nữa. sở dĩ có tính tình như vậy là vì phần nhiều trong mình bệnh nhân vốn có nhiều đau nhức như đau lưng, đau đầu.