THỦ NGŨ LÝ
手五里穴
LI 13 Shǒu wǔ lǐ xué (Cheou Ou Li).

Xuất xứ của huyệt Thủ Ngũ Lý:
«Linh khu – Bản du».

Tên gọi của huyệt Thủ Ngũ Lý:
– “Thủ” có nghĩa là tay.
– “Ngũ” có nghĩa là năm (5).
– “Lý” có nghĩa là khu nhà ở hay đơn vị đo lường ngày xưa, ở đây “lý” là “thốn” tay.
Huyệt nằm cách dưới huyệt Thiên phủ 5 thốn nằm trên cánh tay, nên gọi là Thủ Ngũ-lý.
Theo Vương Băng dẫn từ “Châm kinh” rằng: “Huyệt Ngũ lý ỏ phía sau huyệt Xích trạch 5 thốn” (Ngũ lý giả, Xích trạch chi hậu ngũ lý).

Tên Hán Việt khác của huyệt Thủ Ngũ Lý:
Ngũ lý, Xích chi Ngũ-ìý.
Huyệt thứ:
13 Thuộc Đại-truờng kinh.
Mô tả của huyệt Thủ Ngũ Lý:
1. VỊ trí xưa:
Trên khuỷu tay 3 thốn, đi vào chính giữa đại mạch (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành).

2. Vị trí nay :
Trên huyệt Khúc trì 3 thốn. Huyệt ở sát bờ xương cánh tay.

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thủ Ngũ Lý:
là phần rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay, vách liên cơ ngoài – Thần kinh vận động cơ là nhánh dây quay. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh C5.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thủ Ngũ Lý:
1. Tại chỗ:
2. Theo kinh:
Lao hạch cổ.

3. Toàn thân :
Ho ra máu, viêm phổi, viêm phúc mạc.
Lâm sàng của huyệt Thủ Ngũ Lý:

1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Tý nhu trị lao hạch cô’ (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Thiếu hồi trị đau nhức khuỷu tay.

Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1 – 2 thốn tránh mạch máu.
2. Cứu 7 lửa.
3. Ôn cứu 5-15 phút.
* Chú ý Châm kim nhỏ, không kích thích quá mạnh. Khi châm tránh động mạch.

Tham khảo của huyệt Thủ Ngũ Lý:
1. «Giáp ất» quyển thú 7 ghi rằng: “Sốt rét, dưới tim căng đầy đau, khí xung lên cứu Thủ Ngũ-lý, bệnh bên trái lấy bên phải và ngược lai”.

2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Lạnh nóng có tràng nhạc, hay ho thở hít khó. Cứu Ngũ lý, bệnh trái chọn huyệt phải và ngược lại”.
3. <<Đại thành» quyển thứ8 ghi rằng: “Thủ Ngù-lý chủ về phong lao sợ sệt, nôn ra máu, ho, đau cánh tay khuỷu tay, thích nằm, tứ chi không cử động được, dưới tim đầy càng, khi nghịch lên, khi người vàng hơi có sốt, tràng nhạc, mờ mắt, sốt rét“.

4. «Bách chúng phú» ghi rằng: “Ngũ lý, Tý nhu trị lỏ” (Ngũ lý, Tý nhu sinh lệ sang nhi năng trị).
5. «Giáp ất» ghi rằng: “Huyệt Thủ Ngũ-lý cấm châm” (Cám bất khả thích).
6. <<Tô vấn – Khí huyệt luận» Vương Băng chú, ghi rằng: “Khi nói tói huyệt Ngũ lý thỉ nói tói việc đại cấm, cấm không được châm tới nó Châm kinh viết rằng, thuận theo Ngũ lý, Trung dạo mà dừng, đến 5 rồi thôi, 5 đi tiếp nữa thi tạng khí tận, nên 5 X 5 = 25 chấm dứt sự chảy vào của nó”. Các nhà Y học đời sau đều liệt vào “Cấm châm “.
