LÁ BẠC HÀ CÓ TÁC DỤNG GÌ?
溥荷
Tên dùng trong đơn thuốc:
Bạc hà, Bạc hà diệp, Nam bạc hà, Sao bạc hà, Bạc hà thán, Bạc hà ngạnh, Bạc hà não, Tô bạc hà.
Phần cho vào thuổc:
Lá hoặc cả cây.
Bào chế:
Dấp nước cho bạc hà hơi mềm để ở nơi râm mát, sau khi thấy cọng khô mềm, thái nhỏ ngay phơi khô trong râm.
Tỉnh vị quy kinh:
Vị cay, tính ôn, thân thê’ ôn mà dùng mát. Vào hai kinh phế, can.
Công dụng:
Phát hãn, trừ phong nhiệt, mát đầu, mắt, sơ uất khí ở can.
Chủ trị:
– Chữa ngoại cảm phong nhiệt, và bệnh thời tiết sốt no’ng không ra mồ hôi, nhất là ngoại cảm nhức đàu chóng mặt, mắt đỏ cùng đau răng đau họng thuộc phong hỏa và sởi ở đầu mật có mọc nhưng không mọc bung ra được.
– Sức tân tán cùa Bạc hà rất mạnh, hay thư dãn can khí, giải uất khí ở can.
ứng dụng và phân biệt:
Khi có mồ hôi, dùng Bạc hà nên sao, để bỏ vị cay, làm giảm bớt sức đi ra biểu, tránh mồ hôi ra quá nhiều, cho vào thuốc lấy Bạc hà sản xuất ở Tô chau là tốt. Bạc hà ngạnh (cành) thiên VẼ lý khỉ và thông kinh lạc. Bạc hà sao thành than đi vào huyết phận, âm phận đố’ thanh phong nhiệt và hư nhiệt ở huyết phận và âm phận. Bạc hà long não còn gọi là Kê – tô, sức tán nhiệt giải độc mạnh hơn Bạc hà. Miệng, lưỡi, họng hôi thối, lấy loại Bạc hà này ngâm nước súc miệng.
Kiêng kỵ:
Không phải ngoại cảm phong nhiệt, và người bị chân klìí hư âm hư phát nhiệt, không được uống.
Liều lượng:
8 phân đến 1 đồng 5 phân.
Bài thuốc ví dụ:
Bài Bạc hà thang (Bài thuổc trong Chứng trị chuẩn thằng) chữa mũi ngạt không thông, và thương hàn kiêm kinh sợ, sốt nóng cao.
Bạc hà, Khương hoạt, Cam thảo, Ma hoàng, Cương tàm, Thiên trúc hoàng, Bạch phụ tử, cốc vị cùng tán nhỏ, mỗi lần uống một ít.
Tham khảo:
Theo tài liệu ghi chép tính vị Kinh giới và Bạc hà đều tân ôn. Nhưng áp dụng vào lâm sàng, thl Bạc hà thiên về trị các bệnh phong nhiệt, có hiệu quả đặc biệt v’ê tán phong nhiệt.