Ô tặc cốt có tác dụng gì?海螵蛸

Ô tặc cốt
Ô tặc cốt

Tên dùng trong Đơn thuốc:

Ô tặc cốt, Ô trác cối, Hải phiêu tiêu, Mặc ngư cốt.

Phần cho vào thuốc:

Mai.

Bào chế:

Cho Ô tặc cốt vào nước lã rửa sạch, phơi nắng, phơi sương mấy ngày, nướng vàng rồi tán nhỏ đế dùng.

Tính vị quy kinh:

Vị mặn, tính ôn vào hai kinh can, thận.

Công dụng:

Thu liễm táo tháp, chỉ huyết thông kinh.

Chủ trị:

Chữa thổ huyết, chảy máu cam, băng huyết, rong huyết, ra khí hư trắng đỏ (xích bạch đới hạ)

ứng dụng và phân biệt:

Ô tặc cốt còn có tên là Hài phiêu tiêu, màu trắng, chất nhẹ như thông thảo, chưa có chất xương của động vật nào lại nhẹ xốp như vậy, tính vị và hình thái giống như Tang phiêu tiêu (tổ bò ngựa cây dâu), cho nên mới gọi là Hải phiêu tiêu (tổ bò ngựa ở biền). Trong phương thuốc của người xưa phần nhiều cùng dùng cả hai vị này. Nhưng Tang phiêu tiêu bám vào cành dâu mà sống, hấp thụ được khí trong lành (thanh khí) của cây cối. Còn Ô tặc cốt (Hải phiêu tiêu) sinh ra ở ven biển, hấp thụ được vị mặn cùa nước biển. Giữa các khí chất, thanh trọc khác nhau. Cả hai vị này đều có tốc dụng chỉ huyết cố tinh, nhưng cố tinh thì phần nhiều dùng Tang phiêu tiêu, chỉ huyết phần nhiều dùng Hải phiêu tiêu.

Kiêng kỵ:

Nếu âm hư nhiều nhiệt thì cấm dùng.

Liều lượng:

1,5 đồng cân đến 5 đồng cân. Dùng ngoài không kê’ liều lượng.

Bài thuốc ví dụ:

Bài Tứ Ô tặc cốt nhất lô nhự hoàn (Tố Vấn phương) (xem vị Thiến Thảo).

Tham khảo:

Ngoài da, dao chém bị thương (hoặc đứt chân đứt tay) chảy máu không cầm, lấy bột Ờ tặc cốt đắp vào vết thương, máu từ tù càm lại, dồng thời dễ thu miệng.

 

Bài trướcHuyết dư thán có tác dụng gì?
Bài tiếp theoTam thất có tác dụng gì?

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.