CHẨN MẠCH NHÂN NGHINH, THỐN KHẨU
人迎,寸口脉诊
Rén yíng, cùnkǒu mài zhěn
A- NGUYÊN VĂN :
cố Nhân nghinh (1)nhất thịnh(2), bệnh tại Thiếu dương(6); Nhị thịnh(2)bệnh tại Thái dương(6); Tam thịnh(2)bệnh tại Dương minh (6); Tứ thịnh(2)dĩ thượng vi cách dương(3).
Thốn khẩu(1),nhất thịnh, bệnh tại Quyết âm(6); Nhị thịnh bệnh tại Thiếu âm(6); Tam thịnh bệnh tại Thái âm(6); Tứ thịnh dĩ thượng vi quan âm(4). Nhân nghinh dữ Thốn khẩu cụ thịnh tứ bội dĩ thượng vi quan cách(5), quan cách chi mạch dinh, bất năng cực vu thiên địa chi tinh khí, tắc tử hĩ.
(Tố vấn : Lục tiết tạng tượng luận).
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
Mạch Nhân nghinh đập to hơn bình thường gấp một lần là bệnh ở kinh thủ Thiếu dương, to gấp hai lần là bệnh ở kinh thủ Thái dương, to gấp ba lần là bệnh ở kinh thủ Dương minh, to gấp bốn lần trở lên gọi là chứng cách dương.
Mạch Thôn khẩu đập to hơn bình thường gấp một lần là bệnh ở kinh thủ Quyết âm, to gâp hai lần là bệnh ở kinh thủ Thiếu âm, to gâp ba lần là bệnh ở kinh thủ Thái âm, to gâp bốn lần trở lên gọi là chứng quan âm.
Mạch Nhân nghinh và Khí khẩu đều to gấp bốn lần trở lên gọi là quan cách. Mạch quan cách quá thịnh là dấu hiệu âm dương cực vượng không hấp thụ được tinh khí âm dương của trời đất, không dinh dưỡng lẫn nhau được thì chết.
D- CHÚ THÍCH :
(1) Nhân nghinh, Thốn khẩu: Mạch Nhân nghinh ở hai bên cổ họng, nơi có động mạch cảnh và đường kinh túc Dương minh đi qua. Mạch Thốn khẩu nằm ở cổ tay nơi có động mạch quay và kinh thủ Thái âm Phế đi qua.
(2) Nhất thịnh, nhị thịnh, tam thịnh, tứ thịnh: Chỉ mạch đập to hơn bình thường gấp một lần, hai lần, ba lần, “bốn lần.
(3) Cách dương:Cách có nghĩa là cách trở. Trương cảnh Nhạc nói:“Khí mạch thịnh gấp bốn lần trở lên, mạch dương quá thịnh khiến âm không thông, nên gọi cách dương”.
(4) Quan âm: Trương cảnh Nhạc nói:“Khi mạch thịnh gấp bôn lần trở lên. mạch âm vì quá thịnh khiến dương không giao hợp được, nên gọi là quan âm”. Chữ quan có nghĩa là bế tắc.
(5) Quan cách: Trương cảnh Nhạc nói:“Âm khí quá thịnh thì dương khí không vượng được nên gọi là quan. Còn dương khí quá thịnh thì âm khí cũng không vượng nổi, nên gọi là cách. Âm dương đều thịnh không thể dinh dưỡng lẫn nhau, cho nên gọi là quan cách”.
(6) Thiếu dương, Thái dương, Dương minh, Quyết âm, Thiếu âm, Thái âm: Theo Hải Thương Lãn Ông:“Phép xem mạch âm dương thì Thiếu dương là mạch đởm, Thái dương là mạch bàng quang, Dương minh là mạch vị”. Sách Linh khu thì nói:“Một lần thịnh mà đập nhanh là bệnh ở thủ Thiếu dương, hai lần thịnh mà đập nhanh là bệnh ở thủ Thái dương, ba lần thịnh mà đập nhanh là bệnh ỏ thủ Dương minh. Thủ Thiếu dương là mạch tam tiêu, thủ Thái dương là mạch tiểu trường, thủ Dương minh là mạch đại trường”.
Lãn Ông còn nói:“Phép xem mạch âm Quyết âm là mạch can, Thiếu âm là mạch thận, Thái âm là mạch tỳ”. Sách Linh khu nói:“Mạch Khí khẩu một lần thịnh mà đập nhanh là bệnh thủ Quyết âm, hai lần thịnh mà đập nhanh là bệnh thủ Thiếu âm, ba lần thịnh mà đập nhanh là bệnh thủ Thái âm. Thủ Quyết âm là tâm bào lạc, thủ Thiếu âm là mạch tâm, thủ Thái âm là mạch phế”.