ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: KINH NGHIỆM BÍ TRUYỀN CỦA ÔNG LANG BÀ MẾ

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY

Bài thuốc của ông Quách Đình Tín xóm Bãi Tre, xã Trung Bộ, huyện Kim Bôi tỉnh Hòa Bình

Lịch sử bài thuốc : bài thuốc này do bà mẹ đẻ ra ông Tú truyền lại cho ông khi ông mới 16 tuổi.

Công thức :

  1. Lá khôi nhung
  2. Lá khôi bừng
  3. Lá khôi cơm
  4. Lá khổ sâm
  5. Lá bồ công anh (rau diếp dại)
  6. Có kèo (sạ can)
  7. Đậu ván tía

Cách chế, cách dùng :

  1. Nếu đau mạnh, bị thô mưa thì lấy các lá thuốc và với nước lã uống mỗi ngày 3 lần, mỗi lần một bát,
  2. Nếu đau kinh niên, lúc đau lúc không thì đem các vị thuốc nói trên về bằm phơi khô sắc uống hàng ngày (cả về ban đêm) thay cho nước chè và thêm vào 2 thứ :

– Chàm gửi cây không (cây va).

– Giấy khối cuốn ở trên núi

Kiêng kỵ: Không được ăn lượm, trịch, cua, ốc, không được ăn mặn.

Kết quả : Từ năm 1967 đến 1968 đã chữa được trên 100 người già, tre, nam, nữ mắc bệnh đã đến 2- 3 năm (trong đó có anh Bùi Văn Khon ở xóm Môi Mõ, thời gian chữa một năm thì khỏi bệnh).

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: cây Khôi tía

 BÌNH LUẬN

Có thể nói đây là một bài thuốc độc đáo và chữa đau dạ dày, tuy trong bài thuốc có 3 vị được phân hội đông y Thanh Hóa cũng phổ cập cho nhân dân dùng thuốc chữa đau dạ dày như sau :

– Lá khối 80g

– Lá bồ công anh 40g

– Lá nam khổ sâm 12g (ba thứ lá đó phơi khô thái nhỏ, nấu như nấu nước chè uống vào lúc đói).

Có nhiều thứ cây khối khác nhau, có thứ cho lá mặt trên màu xanh mịn như nhung, mặt dưới tím (là thứ lá khôi dùng phổ biến để làm thuốc như phân hội đông y Thanh Hóa đã sử dụng) có thứ 2 mặt lý đều xanh v,v… Chỗ độc đáo của đời ông Tín là ngoài lá khối nhung còn dùng thêm là khôi cơm, lá khôi bừng và ở trường hợp đau kinh niên còn hướng dẫn dùng thêm giây khôi cuốn. Lá khôi nhưng vị đắng tính mát, tiêu viêm, giảm đau. Lá bồ công anh mà ông Tín có dùng thêm lá rau diếp dại tức là lá bồ công anh mũi mác (có nơi còn gọi đơn giản là lá mũi mách vị đắng, tính mát, thanh nhiệt giải độc, tiêu những độc. Lý khổ sâm vị đắng, tính mát, thanh nhiệt, tiêu độc, sát trùng Ngoài 3 vị thuốc nói trên được phổ biến dùng ở nhiều tỉnh để chữa đau dạ dày, bài thuốc của ông Tín do mẹ đẻ ra ông truyền lại còn gia thêm sa can tức rẻ quạt, đậu ván tía để tăng thêm tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, giải độc và cũng vì nhằm đẩy mạnh thêm tác dụng như vậy, nên bài thuốc gồm : vị nói trên chữa chủ yếu các cơn đau dạ dày cấp tính (tức đau mạnh, bị thổ mưa) với cách dùng là về các lá tươi với nước lã. Còn về trường hợp mãn tính (lúc đau lúc không) ông Tín cho biết là bài thuốc phải cho thêm chàm gửi cây khong và dây khôi cuốn mà tất cả các vị thuốc đó không dùng tươi mà đều dùng khô mới thật thích hợp. Riêng về liều lượng từng vị ông Tín chưa hướng dẫn cụ thể. Theo chúng tôi nếu là tươi thì lá khôi nhung 80g, lá bồ công anh 40g, lá khổ sâm, sạ can, đậu ván tía cũng như lá khối bừng, lá khối cơm mỗi thứ đều 12g. Về chàm gửi cây không và giây khôi cuốn thì mỗi thứ 40g. Nếu là thuốc phơi khô thì liệu lượng mỗi thứ đều có thể giảm bớt đi 1/4 (thí dụ là khối nhung phơi khô 60g, lá bồ công anh khô 30g v.v…)

 

ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY
ĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY

Theo:”Kinh nghiệm bí truyền của các ông Lang, Bà Mế” Lương Y Nguyễn Thiên Quyến-Bs Lê Nguyên Khánh.

Bài trướcĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: KINH NGHIỆM BÍ TRUYỀN CỦA ÔNG LANG BÀ MẾ
Bài tiếp theoĐÔNG Y ĐIỀU TRỊ BỆNH DẠ DÀY: KINH NGHIỆM BÍ TRUYỀN CỦA CÁC ÔNG LANG BÀ MẾ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.