HUYỆT HỢP DƯƠNG
合陽穴
B 55 Hé yáng xué

HUYỆT HỢP DƯƠNG
HUYỆT HỢP DƯƠNG

Xuất xứ của huyệt Hợp Dương:

«Giáp ất>>

Tên gọi của huyệt Hợp Dương:

– “Hợp” có nghĩa là góp lại
– “Dương” có nghĩa trái với âm, ở đây chỉ Túc Thái dương.
ủy trung là hợp huyệt của Bàng-quang kinh. Huyệt này ở dưới úy trung, là nơi khí của kinh cùng đổ về, do đó mà có tên là Hợp dương.
Theo “Du huyệt mệnh danh hội giải” ghi rằng: “Họp dương, huyệt thuộc Túc Thái dương Bàng- quang kinh. Vị trí của nó nằm ở dưới Hợp huyệt (Úy trung) nên gọi là Hợp dương”.

HUYỆT HỢP DƯƠNG
HUYỆT HỢP DƯƠNG

Huyệt thứ:

55 Thuộc Bàng quang kinh .

Mô tả huyệt của huyệt Hợp Dương:

1. Vi trí xưa :

Giữa nếp nhăn, ngang khoeo chân xuống 2 thốn (Giáp ất, Đồng nhân).

2. Vị trí nay :

Điểm huyệt nằm sấp 2 chân ngay tháng, từ huyệt Uy trung đo xuống 2 thốn. Huyệt ở đỉnh của góc dưới tứ giác khoeo tạo nên bỏi phần trên cơ sinh đôi ngoài.

HUYỆT HỢP DƯƠNG
HUYỆT HỢP DƯƠNG

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hợp Dương:

là góc của 2 cơ sinh đôi, bờ trên cơ khoẻo, giữa mặt sau đầu trên xương chày – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh S2.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Hợp Dương:

Tại chỗ, Theo kinh:

Đau nhức thắt lưng gối. Băng lậu, thoát vị, đau nhức chi dưới.

Lâm sàng của huyệt Hợp Dương:

HUYỆT HỢP DƯƠNG
HUYỆT HỢP DƯƠNG

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Giao tín trị đàn bà thiếu khí hạ huyết (Bách chứng).

2. Kinh nghiệm hiện nay :

Phối Thứ liêu, Quan nguyên trị liệt dương, thống kinh, bạch đới.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1 – 2 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.

HUYỆT HỢP DƯƠNG
HUYỆT HỢP DƯƠNG

Tham khảo của huyệt Hợp Dương:

1. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Gót chân lạnh, đầu gối co rút, đau cột sống thắt lưng xuyên vào bụng, đùi nóng, đau thắt sinh dục, sốt lạnh, đầu gối mỏi nặng, dùng Hợp dương làm chủ”
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Cột sống thắt lưng đau cứng thốc tới bụng, nóng phía trong đùi, sưng đau cẳng chân, đi bộ khó, hàn sán đau một bên sinh dục, phụ nữ khí hư đới hạ “.

HUYỆT HỢP DƯƠNG
HUYỆT HỢP DƯƠNG

3. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Phụ nữ rong kinh, mất kinh nguyệt, dùng Hợp dương” (Lữ từ thiếu khí lậu huyết, bất vô giao tín, Hợp dương).
4. Quan hệ tới vị trí huyệt này, “Thiên kim”, “Phát huy”, “Đại thành”, “Kim giám” đều ghi rằng: “Dưới lằn chỉ văn nhượng chân chừng 3 thốn”.

HUYỆT HỢP DƯƠNG
HUYỆT HỢP DƯƠNG
Bài trướcHUYỆT HỢP CỐC
Bài tiếp theoHUYỆT HUNG ĐẠI CƠ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.