GIAO TÍN
交信穴
K 8 Jiāo yí xué (Tsiao Sinn)
Xuất xứ của huyệt Giao Tín:
«Giáp ất»
Tên gọi của huyệt Giao Tín:
– “Giao” có nghĩa là mói quan hệ cùng với nhau, đến, nối hay băng qua.
– “Tín” có nghĩa là chắc chắn, đến kịp lúc.
Thời kỳ kinh nguyệt đúng chu kỳ gọi là nguyệt tín, bởi vì nó đến đều đặn ở một thời gian nào đó. Huyệt có tác dụng điều chỉnh kinh huyệt đúng với chu kỳ và phục hồi chu kỳ trở lại bình thưởng. Do đó mà có tên Giao tín (đến kịp lúc).
Có người cho rằng, bởi mạch của Thận kinh từ huyệt này giao hội đến huyệt Tam-âm giao của Tỳ kinh. Tỳ thuộc Thổ, trong Ngũ đức chủ về Tín nên được mệnh danh là Giao tín.
Tên Hán Việt khác của huyệt Giao Tín :
Nội cân.
Huyệt thứ:
8 Thuộc Thận kinh
Đặc biệt của huyệt Giao Tín :
“Khích ” huyệt của Âm kiều mạch
Mô tả huyệt của huyệt Giao Tín:
1. VỊ trí xưa :
Trên mắt cá trong của chân 2 thốn, ở trước Thiếu âm, sau Thái âm, giữa hai gân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Trước huyệt Phục lưu 0,5 thốn. Huyệt ở giữa đoạn nối bò sau trong xương chày và bờ trong gân gót chân.
1. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Giao Tín :
là khe giữa gân cơ gấp dài ngón chân cái và gân cơ gấp dài các ngón chân. Dưới nữa là mặt sau đầu dưới xương chày – Thần kinh vận động cơ là các nhánh của dây thần kinh chày sau. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Giao Tín:
1. Tại chỗ :
Đau mặt trong chân dưới.
2. Theo kinh:
Kinh nguyệt không đều, băng lậu, đái rắt
3. Toàn thân:
Lâm sàng của huyệt Giao Tín:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Hội dương trị phụ nữ rong kinh, tiểu khó (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Quan nguyên, Tử cung trị sa sinh dục. Phối Tam-âm giao Âm Lăng-tuyền, Huyết hải trị băng lậu.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn.
2. Cứu 3 lửa.
2. Ôn cứu 5 – 20 phút.
Tham khảo của huyệt Giao Tín:
1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Bí tiếu vì khi kết, đồi sán, đau thắt sinh dục, đau bò trong cô đùi chân, dùng Giao tín làm chủ”.
2. «Đồng nhân» ghi rằng: “Trị phụ nữ rong kinh, có thể cứu 3 lua”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Giao tín chủ trị khí lâm, đồi sán, đau sinh dục, mồ hôi thoát ở sinh dục, kiết lỵ ra mủ đờm hoặc mau, bí tiếu do khí nhiệt, đau trong đùi chân, đại tiểu tiện khó, đái rắt, phụ nữ rong kinh, sa sinh dục, kinh nguyệt không đều, đau trệ bụng dưới, tứ chi nức lở do lạnh, ra mồ hôi trộm“.
4. «Trửu hậu ca» ghi rằng: “Đau cứng cột sống thắt lưng dùng Giao tín” (Yêu tất cường thống Giao tín bắng).
5. «Bách chứng phú» ghi rằng: “Phụ nữ thiếu khí rong kinh, dùng Giao tín, Hợp dương” (Nữ tử thiểu khí lậu huyết, bất vô giao tín, Hợp dương).
6. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng, Giao tin la “khích huyệt” của Âm kiều mạch.
7. «Bệnh viện Nhân tể, Y học viên Thượng hải 2»; Gây rối loạn dẫn truyền nhĩ thất trên động vật thực nghiệm, nếu châm Nội quan thì tần số tim nhanh lên và đều lại. Nếu châm Giao tín thì tần số tim chậm lại và loạn hơn. Nếu châm vào nơi không có kinh huyệt không thấy có biến dôi rõ rệt.