HUYỆT THẦN KHUYẾT 
神闕穴
cv 8 Shén què xué (Shén Què, Jizhong, Tsi Tchong).

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Xuất xứ của huyệt Thần Khuyết :

«Ngoại đài».

Tên gọi của huyệt Thần Khuyết :

– “Thần ” có nghĩa là tinh thần, tinh khí.
– “Khuyết” có nghĩa là một nơi quan trọng, nguyên gốc có nghĩa là những chòi canh ở mỗi bên của cung điện.
Huyệt ở trung tâm của rốn, đó là nền tảng cuộc sống, bỏi vì bào thai được cung cấp chất dinh dưỡng từ nguồn mẹ sang bằng dây rốn, ngoài ra người ta còn cho rằng rốn cũng là cửa của tinh thần, nên gọi là Thần khuyết.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Huyệt ở chính giữa rốn, ví như Khuyết đình (sân cửa quan trọng) của nguyên thần, nên gọi là Thần khuyết”.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Tên Hán Việt khác của huyệt Thần Khuyết :

Khí xá, Trung tề, Khí hợp, Tề, Tề trung.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Huyệt thứ:

8 Thuộc Nhâm mạch.

Mô tả của huyệt Thần Khuyết :

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

1. Vị trí xưa:

Ở ngay giữa lỗ rốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay :

Giữa lỗ rốn.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

3. Giải phẫu, thần kinh Dưới của huyệt Thần Khuyết :

là đường trắng có thừng tĩnh mạch rốn và dây chằng liền, thừng động mạch rốn, ống niệu rốn dính ở dưới. Dưới nữa là phúc mạc, ruột non (tử cung khi thai 7 – 8 tháng). Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T10.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Hiệu năng của huyệt Thần Khuyết :

Ôn dương cố thoát, kiện vận tỳ vị, ôn thông nguyên dương, vận khí cơ trường vị, hóa hàn thấp tích trệ.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Tác dụng trị bệnh của huyệt Thần Khuyết :

1. Tại chỗ, theo kinh :

Viêm ruột cấp mãn tính, lỵ mãn tính, lao ruột, ỉa chảy, kích ngất vì dính ruột, sa trực trường.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

2. Toàn thân :

Thoát chứng do trúng phong, bệnh thuộc hư hàn, chân dương hư.

Lâm sàng của huyệt Thần Khuyết :

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

1. Kinh nghiệm tiền nhân:

Phối Thủy phân, Khí hải trị đau quặn quanh rốn (Đại thành). Phối Thủy phân, Tam gian trị ỉa chảy có sôi ruột (Đại thành).

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Thiên khu, Thượng quản, Nội quan, Túc Tam-lý trị viêm trường vị cấp. Phối Thiên khu (cứu), Đại-trường du (cứu) trị viêm ruột mãn tính. Phối Bách hội (cứu), Quan nguyên (cứu) trị hư thoát. Phối Thần tàng, Xích trạch trị não sung huyết. Phối Tam-âm giao trị ỉa lỏng. Phối Chương môn trị dịch tả. Phối Túc Tam-lý trị sôi ruột đau bụng. Phối Trường cường, Khí hải trị sa trực tràng. Phối Khí hải, Âm Lăng-tuyền trị ỉa chảy không cầm. Phối Quan nguyên (cứu nhiều) trị trúng phong thoát chứng.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Không châm. Nếu ngộ châm làm cho dịch hoàn đau kịch liệt, nên dùng huyệt Mệnh môn để giải, cứu kích thích cho đến khi hết đau.
2. Cứu 7-14 lửa, cách muối, cách gừng hoặc cách thuốc tán nhiều dược vị.
3. Ôn cứu 20 – 30 phút. Trong trường hợp cứu để hồi dương, cứu cho đến khi nào bệnh nhân ấm tay chân thì thôi.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Tham khảo của huyệt Thần Khuyết :

1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Thường hay sôi trong ruột, có khi xung ngược lên tim, cứu ở huyệt Tề trung”.
2. <<Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Tuyệt tử, không có con cứu vào huyệt Tề trung, làm cho có con”.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

3. <<Giáp ất» ghi rằng: “Huyệt Thần khuyết cứu chích không được châm, châm vào làm lở sẽ sinh lở láy dữ tợn, lâu ngày thi chết khó trị được”.
4. «Đồng nhân» ghi rằng: “Thần khuyết trị ỉa chảy không cầm, trẻ con phân chảy lỏng không dứt, bụng lớn đau quanh rốn, phù thủng cổ trướng, sôi trong ruột như nước chảy, có thể cứu 100 lửa”.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

5. «Tâm thư» ghi rằng: “Kiết kỵ xuống huyết lâu khó trị, do ăn đồ vật lạnh tổn thương tới khí của đại trường, cứu huyệt thần khuyết 300 lửa”.
6. «Đại thành» ghi rằng: “Trúng phong bất tỉnh nhân sự, trong bụng hư lạnh, tổn thương tới tạng phủ, kiết lỵ không dứt, phù thũng cổ trướng, sôi ruột như nước chảy, đau bụng quanh rốn, trẻ con ỉa chảy không dứt, sa trực trường, động kinh, nảy ngược cột sống”.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

7. «Vạn bệnh hồi xuân» ghi rằng: “Trị âm chứng rất lạnh, thuốc nóng cứu không lại, tay chân lạnh giá, dái thụt vào bụng, hai hàm răng cắn chặt, chết trong khoảnh khắc, dùng mồi ngải lớn cứu huyệt Tề trung, đem tỏi giã lấy nước đắp trên rốn, sau đó cứu Ngải lên trên, ở trên dưới, bên phải, bên trái của rốn đo ra mỗi nơi 8 phân 4 phân, dùng mồi ngải nhỏ cứu cho tới 5 lửa là được. Trẻ con ỉa chảy không cầm, Ngũ bội tử tán bột trộn giấm làm thành cao dán ở trên rốn là được”.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

8. «Kim giám» ghi rằng: “Chủ trị bách bệnh, người già suy yếu ỉa chảy, lại có thể trị sau khi sinh đẻ bụng căng trướng cầu không thông, trẻ con sa trực trường.
9. Huyệt “Thần khuyết”, sách “Tố vấn – Khí huyệt luận” còn là Tề, “Giáp ất” gọi là Tề trung”, “Ngoại dài” gọi là Khí xá, “Đồng nhân” gọi là Khí hợp.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

10. «Phôi huyệt khái luận giảng nghĩa»: Huyệt Thần khuyết, Khí hải, Thiên khu, Thủy phân. Tất cả 5 huyệt gọi là “Mai hoa huyệt” ở vùng bụng. Thần khuyết thuộc Nhâm mạch, có thể thông với tạng trong việc cấp cứu hồi dương. Thiên khu thuộc Túc Dương-minh Vị kinh là mộ huyệt của Đại-trường có tác dụng hóa chất cặn bã, phân lợi ra thanh trọc. Khí hải là “biển của nguyên khí” (nguyên khí chi hải), bổ thận hồi dương. Thủy phân thuộc Nhâm mạch có tác dụng kiện Tỳ lợi Thấp, phân lợi Thủy cốc. Tất cả 5 huyệt phối với nhau làm Tá sứ, có khả nàng kiện được Tỳ, cầm ỉa, ôn trung, cứu nghịch. Kết hợp thêm huyệt Thiên đột, Trung quản đê giáng khí trừ đàm, dứt được chứng ói. Kết hợp thêm Tam- tiêu du, Quan nguyên đê làm thông khí Tam-tiêu, ôn bổ hạ nguyên, giải uất, tán ngưng, dứt được các chứng nôn và đau.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

11. Trong Y học cổ truyền, người ta cho rằng: “Bụng lả gốc của bản của cơ thể cũng là gốc của trăm bênh” rồi bảo bụng là cái kho lổn nhất trong mình người chứa những bộ phận chủ yếu như Vị, Đại Tiểu-trường, Tỳ, Đởm, không cơ quan nào không chứa nhiều bằng bụng, cho nên bệnh ở đó sinh ra nhiều hơn ở nơi khác, và bệnh ở nơi ấy hay làm nguyên nhân cho nơi khác là lẽ tất nhiên. Chính vì những lễ trên, cách đây đã hằng mấy thế kỷ, các thánh y A đông đã bày ra cứu ở lỗ rón (huyệt Thần khuyết hoặc Tề trung) gọi là Chưng tề mà người Nhật bản rất thích dùng. Họ cho rằng thay vi cứu ở nhiều nơi khác nhau, tùy theo mỗi bệnh chứng có thể cứu ngay tại chỗ trung ương của sự sinh hoạt với mồi Ngải. Phương pháp chưng tề lại tủy bài thuốc và tùy cách cứu mà có công dụng khác nhau. Dưới đây đơn cử mấy phép chưng tề có công dụng trị bệnh, ngừa bệnh giúp cho con người trưởng thọ chống lại xới bệnh tật.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Nguyên liệu:
Ngũ linh chi (dùng sống) 3 chí. Nhũ hương (dùng sống) 1 chỉ. Dạ minh sa (sao qua) 2 chỉ. Càn Thông- đầu 2 chỉ. Xạ hương độ 1 phân. Thanh diêm (dùng sống) 5 chỉ. Một dược (dùng sóng) 1 chỉ. Thử phan (sao qua) 3 chỉ. Mộc thông 3 chí.
Tất cả 9 vị nghiền cực mịn trộn đều cho vào ve đậy kín. Dùng vỏ cây Hòe một miếng vừa để cắt cho được 5 – 7 miếng tròn như đồng tiền đường kính độ 2 phân hay hơn. Bột mì vài muỗng để hoa với nước sôi hấp chín bắt thành hình cái vành tròn vừa đê úp cho khuất lỗ rốn. Đê’ người bệnh nằm ngửa, lấy vành bột mì trên úp ngay ngắn lên lỗ rốn, dùng chừng 2 chỉ bột thuốc trên đô vào lỗ rốn kế dùng một miếng vỏ Hòe ấy mà đốt bởi một cây nhang, cứ bao nhiêu tuổi là bấy nhiêu lửa.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Miếng vỏ Hòe có cháy thì thay bằng miếng khác, thuốc có hao thì phủ thêm vào và nhất là phải theo đúng thài tiết và giô khắc sẽ nói dưới để lấy thêm chính khí và khí âm dương của trái đất để nhờ sức thuốc đưa vào ngũ tạng, thực hành phép này thì tà độc không có gì xâm nhập vào cơ thể ta được, bệnh tật không có cơ hội phát sinh ra được, Tỳ Vị lại được cường tráng lên, củng cố được phần hạ tiêu, sống lâu khỏe mạnh. Ngày Lập xuân lúc giò Tỵ, ngày Xuân phân lúc giò Mùi, ngày Lập hạ lúc giờ Thìn, ngày Hạ chí lúc giờ Dậu, ngày Lập thu lúc giờ Tuất, ngày Thu phân lúc giờ Ngọ, ngày Lập đông lúc giờ Hợi, ngày Đông chí lúc giờ Dần. Đó là tập hợp chính khí của bốn mùa để hoàn thành cái chức năng của tạo hóa của trời đất theo đúng như thể.

HUYỆT THẦN KHUYẾT 
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Ghi chú các vị thuốc ở trên:
1. Dạ minh sa là mắt con muỗi, lấy ở trong phân con Dơi vì Dơi thường ăn muỗi để sống, khi dùng phải ngâm cứt Dơi vào chậu nước, xong đãi cho hết bụi đất đi chỉ lấy toàn mắt muỗi phơi khô, xong bắt trách đất nung nóng duống xuống đất sao mau tay nếu không sẽ cháy hết. Phân Dơi thưởng có bán ở tiệm thuốc Bắc có tên là Dạ minh sa.
2. Thử phẩn là cứt chuột.
3. Càn Thông-đầu là củ Hành đã phơi thật khô.
4. Vành tròn bằng bột, bắt hình bằng cái lon không có đáy bề cao độ 1 – 2 hay 2 phân, cốt để giữ thuốc khỏi tràng ra khỏi rốn.

HUYỆT THẦN KHUYẾT
HUYỆT THẦN KHUYẾT

5. Ngải nhung vo tròn như kim tự tháp, dưới lớn trên nhỏ, dưới đáy lớn bằng hạt bắp tùy theo người lờn nhỏ.
Một phương pháp chưng tề bí truyền khác: Phương pháp chưng tề (cứu rốn), bí truyền của Thái át chân nhân dưới đây có công năng giải trừ được trăm bệnh, cứu chừa được tất cả nhung chứng hư làm cho người ta sống lâu khỏe mạnh.
Nguyên liệu:
Long cốt, Hổ cốt, Xà cốt, Phụ tử, Mộc hương, Hùng hoàng, Châu sa, Nhũ hương, Một dược, Đinh hương, Hồ tiêu, Dạ minh sa, Ngũ linh chi, Tiểu hôi hương, Lưởng đầu tiêm và Thanh diêm.

HUYỆT THẦN KHUYẾT
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Tất cả 16 vị thuốc liều lượng bằng nhau nghiền chung thật mịn xong trộn đều cho vào lọ đậy kín. Lưỡng đầu tiêm là cứt con chuột đực hai đầu đều nhọn, Xạ hương 5 phân. Bột mì độ vài muỗng, sú nước hấp chín bắt thành như cái lon không đáy đường kính lớn hơn lỗ rốn một tý, bề cao thì độ vài phân tay. vỏ cây Hòe gọt bỏ lóp xù xì ở ngoài, lấy lớp mềm ở trong cắt hình như những đồng xu liệu cho vừa để đậy cái vành bằng bột nói trên đây , cắt sẵn cho được 5-7 cái. Ngải nhung một mớ. Trước đây bảo bệnh nhân nằm ngửa trên giường, úp cái vành bằng bột ngay ngắn lên trên lồ rốn đoạn cho Xạ hương vào kế bỏ bột thuốc lên trên (1/3 thôi) rồi ép chặt xuống, lấy miếng vỏ Hòe đã cắt tròn rồi đậy lại.

HUYỆT THẦN KHUYẾT
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Dùng Ngải nhung vo theo hình kim tự tháp đáy bằng hạt bắp đựng lên miếng vỏ Hòe rồi cùng nhang thắp đốt cháy. Cứu liên tục tới 30 lửa đến đây bệnh nhân cảm thấy hơi nóng từ trên xuống dưới hoặc từ dưới lên trên, kế hơi nóng truyền đều khắp cả người làm cho bệnh nhân mệt mỏi, có khi ngủ thiếp đi. Cứu tiếp luôn 60 lửa, tức thì mồ hôi thoát ra như nước rỉ. Trên thì thấu tới Nê hoàn (Bách hội), dưới thì thấu tói Dũng tuyền. Bao nhiêu phong hàn thử thấp trong xương tủy đều được giải ra, tạng phủ được yên ổn, năm chứng lao bảy chứng thương đều được giải trừ cứu cho đen một trăm lửa thì ít thấy bệnh gì mà không tiêu trừ được. Lúc cứu phải thận trọng, nhớ tránh phong hàn, cử ăn những đồ tanh béo sóng lạnh, xa lánh tửu sắc thì công hiệu thật là vô cùng.

HUYỆT THẦN KHUYẾT
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Cung Đình Hiền đã giải thích lý thuyết dựa trên lâm sàng rằng: Phế là cái hỏa của ngũ tạng phát xuất, thanh âm tư nhuận da lông và thận thủy. Nếu tấu lý sưa hở tức là phong hàn thử thấp sẽ thừa cơ mà nhập vào, có những nổi thất tình như: Buồn, rầu, giận, thì phải khuây hay nén đi, có uất thì giải, có kết thì hạ, hoặc vì không biết suy xét mà bi thương bởi những thuốc cay khô, tức tà khí không tán ra được lưu trệ ở phế mà sinh ra đờm nhớt làm thành ho mửa hoặc thương tổn vì phòng lao, vì ăn uống không có tiết độ đến nỗi thổ huyết ho ra huyết sinh ra nóng lạnh chóng mặt, cơ thể mỏi mệt, tinh thần yểu đuối, không thèm tới ăn uống, vv… Nếu gặp những trưởng hợp như thế mà chữa bằng thuốc men không có hiệu quả nên dùng phép này mà trị rất công hiệu. Dùng Xạ hương là đê’ dẫn các thứ thuốc kia đi vào ngũ tạng lục phủ, không nơi nào là không vào, không có chỗ nhỏ nào là không đi thấu. Dùng Đinh hương là đê’ giừ vững Vị làm cho ăn được và biết ngon. Dùng Thanh diêm vào Thận là đê’ bồi bô’ cho con nó là Can khỏi chứng lậu tiết.

HUYỆT THẦN KHUYẾT
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Dùng Dạ minh sa đê’ bô’ huyết làm tan những chất thừa của bệnh nội thương, đó là phân Dơi mà Dơi thì ăn muỗi, muỗi lại cứ buổi mai đi ăn sương chiều thì hút máu đê’ sống, thế là gồm đủ khí trời lẫn khí vật. Cho nên muốn trừ được những sự hư hỏng do ngũ lao thất thương mà không dùng đến nó ắt không thê’ được. Dùng Nhũ hương, Một dược, Mộc hương, Tiểu hồi là để giúp cho khí được thăng giáng mà khỏi lo. Dùng Long cốt, Xà cốt, Châu sa, Hùng hoàng là đê’ quét sạch bệnh căn. Dùng Lưỡng đầu tiêm đê’ tuần hành tới các kinh lạc có chức năng xô đẩy khí huyết phải đi tới.

HUYỆT THẦN KHUYẾT
HUYỆT THẦN KHUYẾT

Dùng Phụ tử, Hồ tiêu bô’ được nguyên khí làm cho huyết hành khí quy đàm tan mà thành tân dịch. Dùng Ngũ linh chi giữ vững bộ Phế, loại trừ chất thừa, bô’ chỗ bất túc. Dùng vỏ cây Hòe là đê giữ tính của các vị thuốc khỏi tiết ra ngoài. Dùng Ngải nhung mà đốt có công dụng trừ bệnh độc cải tử hồi sinh đê’ hoàn thành chức năng của phép cứu này.
Theo kinh nghiệm trong “Thọ thế bảo nguyên Hễ những người âm hư bị di tinh hay bạch trọc, những người dương hư, liệt dương, tinh thần suy nhược, những kẻ có đàm hỏa, v.v… các bệnh nặng khó lành dùng phương pháp này có thê’ khỏe mạnh và sống lâu.

HUYỆT THẦN KHUYẾT
HUYỆT THẦN KHUYẾT

 

 

Bài trướcHUYỆT THẦN GIÁC
Bài tiếp theoHUYỆT THẦN LÝ

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.