HUYỆT QUAN NGUYÊN
關元穴
CV 4 Guān yuán xué (Koann luann)
Xuất xứ của huyệt Quan Nguyên:
«Linh khu – Hàn nhiệt».
Tên gọi của huyệt Quan Nguyên:
– “Quan” có nghĩa là cái chót đóng cửa. Cái cốt yếu của sự vật gì hay chỗ tổng cục phân phát đi. Chỗ hiểm yếu.
– “Nguyên” có nghĩa là mới đầu, to lớn.
Huyệt nằm bên dưới rốn, nơi mà nguyên khí được chứa dưới bụng dưới, là năng lượng lớn cần cho sự sống.
Theo “Thái ngải thiên” ghi rằng: “Quan nguyên, nó là mộ huyệt của Tiểu-trường, cũng là nơi hội của ba kinh âm và Nhâm mạch. Người ta cho rằng nó là cửa ải hội của nguyên khí”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Quan Nguyên:
Hạ kỉ, Dại Trung-cực, Đơn điền, Tam Kết-giao, Thứ môn.
Đặc biệt của huyệt Quan Nguyên:
“Mộ huyệt” của Tiêu-trường. Hội của Túc Tam-âm và Nhâm mạch.
Huyệt thứ :
4 Thuộc Nhâm mạch.
Mô tả của huyệt Quan Nguyên:
1. Vị trí xưa :
Dưới rốn 3 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành) .
2. Vị trí nay :
Xác định đoạn rốn và bờ trên xương mu. Huyệt ở điểm tỷ lệ 3/5 trên và 2/5 dưới.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Quan Nguyên:
là đường trắng, dưới nữa là mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là ruột non, bàng quang (khi bí tiểu), tử cung (khi có thai). Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh TI 1 hoặc T12.
Hiệu năng của huyệt Quan Nguyên:
Bồi thận cố bản, bổ khí hồi dương, ôn điều huyết thất tinh cung, khử trừ hàn thấp âm lãnh, phân thanh biệt trọc, điều nguyên tán tà, có công dụng bảo kiện phòng bệnh.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Quan Nguyên:
1. Tại chỗ, Theo kinh :
Xích bạch đới, không thai nghén, kinh nguyệt không đều, băng lậu, thoát vị bụng dưới, lỵ, nhiễm trùng đường tiểu, thống kinh, viêm hố khung chậu, xuất huyết tử cung do chức năng, sa tử cung, di tinh, liệt dương, đái dầm, giun đường ruột.
1. Toàn thân :
Huyệt có tác dụng nâng cao sức đề kháng, bô các chứng hư tổn, phù thũng, thận dương suy, mệt mỏi, lừ đừ, cấp cứu chứng thoát của trúng phong, suy nhược toàn thân.
Lâm sàng của huyệt Quan Nguyên:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Đại đôn trị sưng dịch hoàn (Đại thành). Phối Dũng tuyền trị tức bọng đái (Tư sinh). Phối Âm Lăng-tuyền trị yếu thận khó cúi ngửa (Tư sinh). Phối Thái khê trị lỵ ỉa chảy không cầm (Tư sinh). Phối Chiếu hải, Ầm giao, Khúc tuyền, Khí hải tất cả đều tả, trị các chứng đau do thoát vị (Tịch hoằng).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Đại đôn trị tức dịch hoàn xuyên tới bụng dưới. Phối Cấp mạch, Trung cực, Chương môn trị xuất huyết bàng quang. Phối Trường cường, Phục lưu, Đai đôn trị viêm tuyến tiền liệt. Phối Khí hải, Dũng tuyền trị tiểu khó sau khi đẻ. Phối Tam-âm giao. Trung cực, Đại hách trị liệt dương. Phối Thạch môn, Tam lý trị ỉa chảy.
Phối Trung cực trị tiểu tiện nhiều lần. Phối Thạch môn, Tam giao trị đẻ ngược, đẻ khó. Phối Thiên khu, Cưu vĩ trị thổ tả. Phối Ẩn bạch, Huyết hải, Túc Tam-lý trị xuất huyết tử cung do chức năng. Phối Thái xung có thể xổ giun. Phối (thấu) Khúc cốt, Túc Tam-lý, Tam-âm giao trị di tinh, liệt dương. Phối Âm Lăng-tuyển, Tam-âm giao trị nhiễm trùng đường tiểu. Phối ủy dương trị bí đái. Phối Đại chùy, Túc Tam-lý trị còi xương. Phối Khí hải để nâng huyết áp trong hội chứng xoàng. Phối Thận du, Phi dương trị tiểu nhiều lần, tiểu lắt nhắt, đái dầm, bí tiểu. Phối Tam-âm giao, Địa cơ trị thống kinh. Phối Đới mạch, Phong long trị xích bạch đới.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên hướng xuống dưới, sâu 1,5-2 thốn, tại chỗ có cảm giác căng đau có khi chạy lan tới cơ quan sinh dục.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 10-20 phút. Trong trường hợp cố thoát bồi dương (hư thoát) có thê’ cứu 9 -50 lửa.
Tham khảo của huyệt Quan Nguyên:
1. «Tô vấn – Cử thống luận thiên» ghi rằng: “Xung mạch bắt đầu ở Quan nguyên”.
2. «Linh khu – Hàn nhiệt bệnh» ghi rằng: “Thân mình nếu có chỗ bị thương máu ra nhiều, đến nỗi trúng phải khí phong hàn, nếu có khi bị té xuống đất, tứ chi buông duỗi không co được, gọi là Thể nọa, nên chọn huyệt ở nơi Tam Kết – giao nằm dưới rốn. Tam Kết-giao thuộc kinh Dương-minh và Thái-âm nằm ở dưới rốn 3 thốn là huyệt Quan nguyên”.
3. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Hoạt tinh, không tiểu được, bụng dưới đầy căng, dùng Quan nguyên”.
4. «Thiên kim» ghi rằng: “Quan nguyên, Dũng tuyền trị hoạt tinh, khí lâm, lại chủ trị tiểu lắt nhắt. Quan nguyên, Thái khê chủ trị ỉa phân lỏng loảng“.
5. «Tâm thư» ghi rằng: “Trị não thư phát bối, các loại đinh nhọt, độc dữ. Cứu Quan nguyên 300 lửa để bảo trợ thận khí, cũng dùng để trị tràng nhạt, phá thương phong”. Lại dùng để trị cứ mỗi độ giao tiết của hè thu cứu bỏng Quan nguyên ngàn lửa thì sẽ không sợ hàn thử, người tới 30 tuổi có thể 3 năm cứu một lần ở phía dưới rốn 300 lửa; 50 tuổi có thể 2 năm một lần cứu dưới rốn 300 lửa; 60 tuổi có thể cứu 1 lần ở dưới rốn 300 lửa. Làm cho người ta sống lâu không già”.
6. «Tư sinh» ghi rằng: “Quan nguyên, Trật biên, Khí hải, Dương cương trị tiểu đỏ sẻn“.
7. «Nhập môn» ghi rằng: “Quan nguyên trị các loại suy nhược và người già ỉa chảy, di tinh bạch trọc, làm cho người ta sinh con cái“.
8. <<Đại thành» ghi rằng: “Sỉa dái, cứu Quan nguyên 300 lửa, Đại đôn 2 lửa”.
9. «Châm cứu vấn dôi» ghi rằng, Quan nguyên tức Đơn điền..
10. Căn cứ theo “Nạn kinh” ghi huyệt này là “Mộ huyệt” của Tiểu-trường.
11. Căn cứ theo “Đồ dực” ghi rằng huyệt Quan nguyên là nơi hội của Túc Tam-âm, Dương- minh, Nhâm mạch.
12. Sách “Minh dường” bảo có thai cấm cứu.
13. Căn cứ vào “Giáp ất” ghi huyệt này là nơi hội của Túc Tam-âm, Nhâm mạch.
14. Huyệt Quan nguyên, theo “Tố vấn – Khí huyệt luận thiên” ghi huyệt này tên là Hạ kỷ, theo “Linh khu – Hàn nhiệt” gọi là Tam Kết- giao, theo “Giáp ất” gọi là Thứ môn
75 Bộ môn Sinh lý bệnh Y học viện Trùng khánh – Trung Quốc cho biết, gây miễn dịch cho thỏ rồi châm hai huyệt Túc Tam-lý và Quan nguyên, thấy nồng độ kháng thể trong huyết thanh tăng lên rất nhiều.
16. Kinh nghiệm của Soulié de Morant, bô’ Quan nguyên cho những người suy nhược thể chất lẫn tinh thần.
17. Tác dụng chủ trị của huyệt Quan nguyên có đặc điểm gì ? – Huyệt Quan nguyên ở dưới rốn 3 thốn, thuộc Nhâm mạch, là nơi đàn ông tàng tinh, đàn bà chứa huyết giữ thai, lại là nơi huyệt giao hội của ba kinh âm ở chân Can Tỳ Thận, Can tàng huyết, Tỳ thống huyết, Thận tàng tinh chủ sinh dục, nơi sinh thiều hỏa, các nhà đạo gia gọi đây là Đan điền. Như thế, huyệt Quan nguyên và hệ tiết niệu-sinh dục có quan hệ mật thiết, với công năng bồi thận có bản, bô ích tinh huyết, thường dùng trong bệnh thuộc hệ sinh dục tiết niệu. Quan nguyên lại là nơi cửa giao nhau của nguyên âm nguyên dương, nơi chân nguyên tồn tại, quan ải của nguyên khí, quan yếu của sinh mệnh, là nơi tập trung sinh lực của cơ thể, với công hiệu phò dương cố thoát, bồi bổ nguyên khí, kinh nghiệm người xưa cũng như người đời nay chú ý trong việc dùng nó để có thể diên niên ích thọ (sống lâu khỏe mạnh).
Đời Tống, Đậu Mặc trong “Biển Thước tâm thư” có đề xuất rằng: “Chân khí hư thì làm cho người ta bệnh, chân khí thoát thi làm cho người ta chết. Phương pháp bảo vệ sinh mệnh là: thứ nhất dùng Ngải cứu để hun cứu, thứ hai dùng đan dược, thứ ba dùng Phụ tử”. “Nếu tứ chi lạnh tanh té xỉu, lục mạch đều vi tế là dương khí đó muốn tuyệt, mau cứu huyệt Quan nguyên ba trăm lửa”. Ông ta đã chủ trương dùng Ngải cứu đê hun cứu trên huyệt Quan nguyên là đầu vị trong “Bảo mệnh chi pháp” (Phương pháp bảo vệ sinh mệnh), đồng thòi chủ trương cứu sớm cứu nhiều, cho rằng có thê’ làm cho “Dương khí không tuyệt, sinh mệnh kéo dài” (Dương khí bất tuyệt, tính mệnh kiên khiên), “làm cho người ta sống lâu không già”. Ngoài ra, Quan nguyên là mộ huyệt của Tiểu trường, kết hợp thêm với tác dụng của hồi dương thăng khí, trên lâm sàng thường dùng để trị các chứng ỉa chảy, sa trực trường, đau bụng.