MƯỜI CHÍN ĐIỀU BỆNH CƠ
十九条病机
A- NGUYÊN VĂN :
Chư phong trạo huyền, giai thuộc vu can (1). Chư hàn thâu dần, giai thuộc vu thận(2). Chư khí bôn uất, giai thuộc vu phế (3). Chư thấp thũng mãn, giai thuộc vu tỳ. Chư nhiệt mậu xế, giai thuộc vu hỏa. Chư thống dương sang, giai thuộc vu tâm(4). Chư quyết cố tiết, giai thuộc vu hạ(5). Chư nuy suyễn ẩu, giai thuộc vu thượng(6). Chư cấm cổ lật, như táng thần thủ, giai thuộc vu hỏa (7). Chư kính hạng cường, giai thuộc vu thấp (8). Chư nghịch xung thượng, giai thuộc vu hỏa. Chư trướng phúc đại, giai thuộc vu nhỉệt (9). Chư táo cuồng việt, giai thuộc vu hỏa. Chư bạo cuồng trực, giai thuộc vu phong. Chư bệnh hữu thanh, cổ chi như cổ(10), giai thuộc vu nhiệt. Chư bệnh phu thũng, đông toan kinh hãi, giai thuộc vu hỏa (11). Chư chuyển phản lệ, thủy dịch hỗn trọc, giai thuộc vu nhiệt(12). Chư bệnh thủy dịch, trừng triệt thanh lảnh, giai thuộc vu hàn. Chư ẩu thổ toan, bạo chú hạ bức, giai thuộc vu nhiệt. Cố “Đại yếu”viết : cẩn thủ bệnh cơ, các tư kỳ thuộc, hữu giả cầu chi, vô giả cầu chi(13), thịnh giả trách chi, hư giả trách chi(14), tất tiên ngũ thắng (15), sơ kỳ huyết khí, lệnh kỳ điều đạt, nhi trí hòa bình.
(Tố vấn : Chí chân yếu đại luận)
C- DỊCH NGHĨA NGUYÊN VĂN :
1- Các loại bệnh có chứng mắt hoa, đầu choáng, chao đảo run rẩy đều thuộc bệnh ở can.
2- Các loại bệnh hàn có triệu chứng thu liễm, co quắp đều thuộc bệnh ở thận.
3- Các loại bệnh khí có triệu chứng bĩ mãn, khí uất đều thuộc bệnh ở phế.
4- Các loại bệnh thấp khí có triệu chứng sưng phù, thủy thũng đều thuộc bệnh ở tỳ.
5- Các loại bệnh nhiệt có triệu chứng hôn mê co giật đều thuộc hỏa chứng.
6- Các triệu chứng đau nhức, ngứa ngáy, ghẻ lở, ung nhọt, đều thuộc bệnh ở tâm.
7- Các chứng quyết nghịch, đại tiểu tiện không thông hay tiêu tiểu không tự chủ đều thuộc bệnh ở hạ tiêu.
8- Các bệnh bại liệt (chứng nuy) có triệu chứng suyễn thở, nôn ói đều thuộc bệnh ở thượng tiêu.
9- Các chứng cấm khẩu, khua hàm, run rẩy như người mất thần đều thuộc hỏa chứng.
10- Các chứng co quắp, cứng cổ gáy, đều thuộc thấp chứng.
11- Các chứng khí nghịch xông lên đều thuộc hỏa chứng.
12- Các chứng bụng báng trướng mãn đều thuộc nhiệt chứng.
13- Các chứng bức rứt không yên, phát cuồng quậy phá đều thuộc hỏa chứng.
14- Các chứng bồng nhiên thân mình cứng đờ đều thuộc phong chứng.
15- Các chứng bụng trướng gõ vào nghe như tiếng trông đều thuộc nhiệt chứng.
16- Các chứng chân sưng phù, đau nhức, sợ hãi đều thuộc hỏa chứng.
17- Các chứng gân mạch co quắp, vọp bẻ, tiểu đục đều thuộc nhiệt chứng.
18- Các chứng đái ra nước tiểu trong trắng đều thuộc hàn chứng.
19- Các chứng ói mửa ra nước chua, tiêu chảy cấp, mót rặn, đều thuộc nhiệt chứng.
Bởi thế cho nên, trong sách“Đại yếu”có ghi : Hãy cẩn thận tuân thủ bệnh cơ, dựa theo thuộc tính của bệnh tật xem thuộc về bộ phận nào, tìm hiểu nguyên nhân bệnh tật (lục dâm, thất tình), cối nào có, cái nào không, cái nào thật, cái nào giả? Tim hiểu thế tà thịnh ra sao? Chính khí hư đến mức độ nào? Trước hết phải phân biệt cho được sự thiên thắng của ngũ vận, ngũ hành, nguyên nhân sinh ra bệnh tật, sau đó sơ thông kinh mạch, giúp khí huyết lưu hành thông suốt và trở lại bình hòa.
D – CHÚ THÍCH :
(1) Chư phong trạo huyền, giai thuộc vu can : Chư phong là chỉ các chứng phong bao gồm ngoại phong và nội phong. Trạo huyền là chỉ mắt hoa, đầu choáng. Vì can là tạng phong mộc, mạch can đi cùng Đốc mạch lên hội tụ trên đỉnh đầu, khai khiếu ở mắt, nên khi cảm phải phong tà là mắt hoa, đầu choáng, xây xẩm.
(2) Chư hàn thâu dẫn, giai thuộc vu thận, Loại kinh chú :“Thâu là thu liềm, dẫn là co rút lại. Thận thuộc thủy, thủy hóa hàn, chỗ nào dương khí không đến được thì dinh vệ ngưng tụ, hình thể co rút lại, đó là ý nghĩa của từ thâu dẫn”.
(3) Chư khí bôn uất, giai thuộc vu phế. Loại kinh chú :“Bôn là suyễn cấp, uất là bĩ uất”. Đây là chỉ các chứng bệnh về khí như khí nghịch, tức ngực, thở dốc đều thuộc về phế. Vì phế tàng khí, chủ ho hen, khí nghịch, suyễn thở.
(4) Chư thống dương sang, giai thuộc vu tâm. Ngô Côn chú:“Nhiệt quá thì đau, nhiệt ít thì ngứa, ghẻ lở là do nhiệt khí thiêu đốt gây ra. Cho nên hỏa khí thiêu đôi cơ nhục, gần thì đau, xa thì ngứa, hỏa thiêu nát bây thì thành ghẻ lở. Tâm là tạng hỏa, nên nói thuộc tâm”.
(5) Chư quyết cố tiết, giai thuộc vu hạ : Vương Băng chú:“Hạ là chỉ hạ tiêu, khí của can thận. Thận khí có chức năng giữ hạ tiêu, can khí lo chốt lấy cửa ngõ. Nên khí quyết cố tiết đều thuộc hạ tiêu. Chữ quyết là chỉ khí nghịch, cố là câm cố. Các loại khí thượng nghịch và tiêu tiểu không tự chủ, xuất nhập vô độ, táo bón, tiêu chảy vô chừng đều do hạ tiêu chủ quản”, cố là chỉ bí đại tiểu tiện, tiết là chỉ tiểu tiện không tự chủ được.
(6) Chư nuy suyễn ẩu, giai thuộc vu thuợng. Thiên Nuy luận nói: “Ngũ tạng do phế nhiệt, lá phổi khô héo, sinh ra bệnh nuy tịch”. Cho thấy bệnh quy tuy phát sinh ở ngũ tạng, như mạch nuy, cân nuy, nhục nuy, cốt nuy, tịch nuy, nhưng cái chính là do phế nhiệt, lá phổi khô héo, không phân bủa được tân dịch để tưới nhuận nuôi gân mạc, phế nằm ở thượng tiêu, suyễn ẩu đều do khí thượng nghịch, nên nói đều thuộc bệnh ở thượng tiêu.
(7) Chư cấm cổ lật, như táng thần thủ, giai thuộc vu hỏa: Các chứng câm khẩu
không há miệng được, hàm khua cầm cập, như người mất thần, đều thuộc hỏa chứng.
(8) Chư kính hạng cường, giai thuộc vu thấp. Lưu Hoàn Tố khởi xướng lý thuyết thấp kiêm phong hóa. về sau, các y gia như Ngô Côn, Mã Thì, Trương Giới Bân cũng theo chủ thuyết này. Nên nói, các chứng co quắp, cứng cổ gáy đều thuộc về thấp.
(9) Chư trướng phúc đại, giai thuộc vu nhiệt. Các chứng trướng đầy bụng báng đều thuộc về nhiệt chứng. Cao Sĩ Tôn chú “Đây là bệnh của kinh Thái âm Tỳ, thấp nhiệt chưng cất, tỳ thổ thọ bệnh, nên thuộc về chứng nhiệt”. Nhiệt đọng lại kinh Dương minh gây ra trướng mãn trong chứng thương hàn là một ví dụ.
(10) Chư bệnh hữu thanh, cổ chi như cổ, giai thuộc vu nhiệt. Trương Cảnh Nhạc chú:“Gõ vào nghe như tiếng trống, đó là bụng trướng, là dương khí nghịch, cho nên thuộc nhiệt”. Bệnh này do nhiệt khí uất kết, thủy khí ngưng đọng sinh ra bụng trướng đầy, nhưng nếu là nguyên nhân do hàn khí thì thuộc ngoại lệ.
(11) Chư bệnh phu thũng, đông toan kinh hãi, giai thuộc vu hỏa : Các chứng chân sưng phù, đau nhức, sợ hãi đều thuộc hỏa chứng. Bệnh vốn do hỏa uất gây nên chân sưng phù, mộc hỏa thịnh gây nên gân cốt đau mỏi, một khi hỏa bốc thì người háy sợ hãi.
(12) Chư chuyển phản lệ, thủy dịch hỗn trọc, giai thuộc vu nhiệt. Ngô Côn chú:“Hỏa thịnh khắc chế kim khiến kim không ức chế được mộc, mộc khí thiên thắng giúp hỏa càng thịnh khiến gân co quắp, vọp bẻ hoặc thân hình co cứng uốn ván khác thường, nước tiểu trong là hàn, nước tiểu đục là nhiệt, thể hàn thủy thanh, thể hỏa nhiệt trọc”. Sách Loại kinh chú:“Chư chuyển phản lệ là chỉ gân gồng cứng, co giật, thủy dịch chỉ nước tiểu”.
(13) Hữu giả cầu chi, vô gia cầu chi. Câu này nhiều y gia chú giải khác nhau. Vương Băng thì cho rằng muốn qui thuộc tính của bệnh thì phải xét hư thực của hai tạng thủy hỏa tức hư thực của thận và tâm. Mã Thì thì cho rằng chữ có, không ở đây là chỉ bệnh thật hay giả. Trương Giới Tân thì nói:“Hữu là chỉ thực, vô là chỉ hư, cầu có nghĩa là tìm hiểu nguồn gốc của thực hay hư”. Cao Sĩ Tôn thì cho rằng:“Có là chỉ hình tạng hữu hình, không là chỉ khí hóa vô hình”. Huỳnh Nguyên Ngự chú:“Hữu giả cầu chi, là tiếp câu văn trên, cần tìm hiểu thuộc tính của bệnh”. Như vậy, có nghĩa là hãy cẩn thận tuân thủ mười chín điều bệnh cơ, tìm hiểu thuộc tính của bệnh tật xem nguyên nhân thuộc ngoại cảm hay nội thương, chứng âm hay chứng dương, thuộc thủy hay hỏa, cái nào có, cái nào không? Cái nào thật, cái nào giả?
(14) Thịnh giả trách chi, hư giả chi. Câu này có nghĩa là tìm hiểu bệnh tà thịnh ra sao? Chính khí hư đến mức độ nào?
(15) Ngũ thắng: Chỉ khí ngũ vận ngũ hành biến thành khí thiên thắng. Vương Băng chú:“Ngũ thắng là nói ngũ hành biến đổi thiên thắng”.
E- LỜI BÀN :
Trong đoạn kinh văn này đã trình bày tất cả mười chín điều bệnh cơ. Đây là bảng tổng kết khái quát các loại bệnh chứng, bệnh lý được nêu trong các thiên ngũ vận lục khí dựa theo lý luận cơ bản âm dương ngũ hành và đặc trưng của triệu chứng bệnh tương ứng với ngũ tạng của bệnh nhân mà qui nạp thành mười chín điều bệnh cơ nhằm giúp các thầy thuốc dễ dàng trong biện chứng luận trị.
Kinh văn vạch rõ, muốn hiểu được bệnh chứng phải qua tìm hiểu các chứng hậu và nguyên nhân gây bệnh, nhận rõ bản chất thuộc tính của bệnh, đồng thời cần tìm hiểu diễn biến hư thực của bệnh tình để có cách điều trị hay dự phòng chính chắn.
Trong kinh văn có dùng những chữ như “chư” hay “giai”, đó chỉ có nghĩa chung chung chỉ đa sô’ các chứng hậu do ngũ vận lục khí gây bệnh, chứ không thể hiểu là bao gồm tất cả những chứng hậu do bệnh lý khác gầy ra. Bởi vì những chứng hậu đó thường có thể do thể chất và sự biến đổi cửa khí hậu mà có sự khác biệt về bản chất. Lây ví dụ chứng bệnh bụng đầy trướng thì có chứng thực nhiệt do nhiệt kết ở kinh Dương minh, nhưng cũng có chứng hư hàn do tỳ dương phạm phải hàn tà vv… Bởi thế cho nên ta không thể coi mười chín điều bệnh cơ là mô thức bệnh lý của tất cả bệnh của ngũ tạng và lục dâm.
Trong kinh văn có nêu lục khí là nguyên nhân gây bệnh, nhưng chỉ trình bày có năm khí mà lại thiếu mất táo khí. Ông Lưu Hoàn Tố đời nhà Kim ở Trung Quốc bổ sung thêm một điều như sau:“Các chứng khô cằn, đình trệ, da nhăn nứt nẻ đều thuộc táo chứng”. Qua đó, bệnh cơ lục dâm được hoàn chỉnh và rất có ý nghĩa chỉ đạo trong thực tiễn lâm sàng.