HUYỆT ĐẦU DUY
頭維穴
S 8 Tóu wéi xúe
Xuất xứ của huyệt Đầu Duy:
«Giáp ất»
Tên gọi của huyệt Đầu Duy :
– “Đầu” có nghĩa là đầu, nơi cao nhất của cơ thể.
– “Duy” có nghĩa là góc của một cái gì đó.
Huyệt nằm ở góc của trán, góc hai bên đầu nên gọi là Đầu duy (Góc đẩu).
Tên Hán Việt khác Tảng đại
Huyệt thứ 8 Thuộc VỊ kinh
Đặc biệt Hội của Túc Dương minh, Thiếu dương.
Mô tả huyệt của huyệt Đầu Duy:
1. VỊ trí xưa :
Nơi góc trán, phía trong chân tóc, ở huyệt Thần đình đo ngang ra 4 thốn 5 phân, ngoài huyệt Bản thần 1,5 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).
2. Vi trí nay :
Khi điểm huyệt ngồi ngay thẳng, từ trước tai lên mí tóc làm một đường ngay trán đúng hai mí tóc. Huyệt trên đường khớp đỉnh- trán. Từ Thần đình đo ra 4,5 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đầu Duy:
là cơ Thái dương dính vào gân sọ, dưới gân sọ là xương sọ. Thần kinh vận động cơ là nhánh dây thần kinh so não số V. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh V1.
Hiệu năng của huyệt của huyệt Đầu Duy:
Khu phong tiết hỏa, chỉ thống, minh mục.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Đầu Duy:
Tại chỗ, theo kinh:
Đau thần kinh trước trán, thiên đầu thống, rung giật mí mắt.
Lâm sàng của huyệt Đầu Duy:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Tình minh, Đầu Lâm-khấp, Phong trì trị ra gió chảy nước mắt (Đại thành). Phối Đại lăng trị đau đầu như búa bổ (Tư sinh). Phối Toản trúc trị đau đầu nhức mắt (Đại thành). Phối Lâm khấp trị chảy nước mắt sống (Bách chứng).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Bách hội (xuất huyết) trị nhức đầu. Phối Liệt khuyết trị đau nửa đầu. Phối Thiên trụ, Toán trúc trị hoa mắt váng đầu. Phối Ế phong, Đồng-tủ liêu trị ra gió chảy nước mắt. Phối Bách hội, Thái-dương, Hợp cốc trị nhức đầu. Phối Hợp cốc thấu Hậu khê, Thái xung thấu Dũng tuyển trị tâm thần phân liệt. Phối Dương bạch, Ê phong, Địa thương, Nghênh hương, Hạ quan, Hợp cốc, Ty trúc không trị liệt thần kinh mặt.
Phương pháp châm cứu:
Châm Xiên, từ trước ra sau, mé theo da đầu, sâu 0.8 – 1,5 thốn có cảm giác căng đau lan ra chung quanh.
Tham khảo của huyệt Đầu Duy:
1. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Nhức đầu như búa bổ khi sốt khi lạnh, mắt đau như muốn lồi ra ngoài, suyễn đầy tức, nôn mửa, chảy mồ hôi, khó nói, dùng Đầu duy làm chủ”.
2. <<Đại thành» quyến thứ 6 ghi rằng: “Đầu duy chủ trị về đau đầu như phá, đau mắt như muốn lồi ra ngoài, chảy nước mắt sống, liệt nửa người, thị lực giảm”.
3. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Đau nhức giữa hai lông mày châm dưới da huyệt Toản trúc, nếu hoa mắt châm thêm Đầu duy thì đỏ ngay” (Mi gian đông thổng khô nan dương, Toản trúc duyên bì thích bát phương, nhược thị nhãn hỏn giai khả trị, cánh châm Đầu duy tức an khang).
4. Căn cứ theo “Tố vấn – Khí phủ luận thiên”, Vương Băng ghi huyệt này là hội huyệt của Túc Thái-dương, Dương-minh. Lại căn cứ theo “Giáp ất” huyệt này là hội của Túc Thiếu dương, Dương duy.
5. Sách “Giáp ất” ghi rằng, huyệt Đầu duy cấm cứu (“cấm bát khả cứu”), trên lâm sàng, huyệt này thường không cứu.
6. Đầu duy là một trong những huyệt chính để trị đau chính giữa đầu hoặc một bên đầu. Đối với chứng liệt mặt gây ra không có nếp nhăn ở trán, mí mắt yếu, châm vào có hiệu quả tốt.