HUYỆT TRUNG ĐÔ
中都穴
LIV 6 Zhōng dōu xué
Xuất xứ của huyệt Trung Đô từ sách nào?
Sách «Giáp ất».
Ý nghĩa Tên gọi của huyệt Trung Đô là gì?
– 中 “Trung” có nghĩa là chính giừa.
– 都 “Đô” có nghĩa là nơi đô hội, nơi cùng đổ về, quy tụ lại.
Huyệt là “Khích” huyệt, nơi mà khí và huyết cùng đổ về, ngoài cái đó ra nó còn nằm trên đầu mút đỉnh của mắt cá trong, xấp xỉ nửa đường dọc theo chân, trên mặt giữa của xương chày. Do đó mà co tên la Trung đô.
Theo “Hội nguyên” ghi rằng: “Huyệt Trung đô ở giữa xương mắt cá trong và đầu gối xương chày, là nơi âm dương cùng tụ lại, nên gọi là Trung Đô”.
Tên Hán Việt khác của huyệt Trung Đô:
Trung khích, Thái-âm.
Huyệt thứ:
6 Thuộc Can kinh.
Đặc biệt của huyệt Trung Đô:
“Khích huyệt” của Túc Quyết-âm.
Vị trí huyệt Trung Đô nằm ở đâu?
1. VỊ trí xưa:
Trên mắt cá trong chân 7 thốn, giữa xương ống chân (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy. Dại thành).
2. VỊ trí nay:
Mắt cá chân trong đo lên 7 thốn, huyệt Lãi cấu thẳng lên 2 thốn, bờ sau xương chày.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới Vị trí huyệt Trung Đô :
là giữa xương chày và cơ dép – Nhánh giữa dây thần kinh hiền của tiết đoạn thắt lưng 3 – 4. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh L4.
Tác dụng của huyệt Trung Đô là gì?
Theo kinh, Toàn thân:
Rong kinh, viêm gan cấp tính, tê liệt chi dưới.
Lâm sàng của huyệt Trung Đô:
Kinh nghiêm hiện nay:
Phối Quy lai, Thái xung trị thoát vị. Phối Tam-âm giao, Quan nguyên trị thống kinh.
Phương pháp châm cứu như thế nào?
1. Châm Xiên, sâu 1-1,5 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 3-10 phút.
Tham khảo của huyệt Trung Đô:
1. «Giáp ât» quyến thứ 11 ghi rằng: “Kiết ly dùng huyệt Trung khích làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyến thứ 7/ ghi rằng: “Rong kinh đau bụng trên bụng dưới dùng huyệt Trung khích”.
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Trung đô chủ trị nóng dưới chân, lạnh cẳng chân không đứng lâu được, thấp tý không thê’ đi được. Trung đô chủ thoát vị bìu, rong kinh“.
4. «Dại thành>> ghi rằng: “Trung đô chủ trị lạnh cứng cẳng chân”.
5. «Đồng nhân» ghi rằng: “Trung đô trị phụ nữ rong kinh do sau khi sinh sản dịch xuống không dứt, châm vào 3 phân, có thê’ cứu 5 lửa”.
6. Căn cứ theo “Giáp ất”, huyệt này là “Khích huyệt” của Túc Quyết-âm kinh.
7. Sách “Giáp ất” còn ghi huyệt này là Trung khích.
8. «Các châm cứu gia Thượng Hải – Trung Quốc»: Trên 100 bệnh nhân bị viêm gan truyền nhiễm, quan sát thấy 75% ngưồi bệnh có điểm đau ở Khích huyệt của Can kinh là Trung dô. Những huyệt khác như Can du, Đỏm du, Dương Lăng-tuyền cũng có đau nhưng rất ít.