ĐỘC ÂM
獨陰穴
Ex- LE 11 Dú yīn xué
Xuất xứ của huyệt Độc Âm:
“Thánh huệ” có ghi vị trí nhưng chưa ghi tên, sau đó “Y kinh tiểu học” định danh là Độc âm.
Tên gọi của huyệt Độc Âm:
– “Độc” có nghĩa là cái gì lẻ loi, có một.
– “Âm” có nghĩa hàm ý ở dưới bàn chân, đối nghịch với mu bàn chân là dương.
Chỉ có một huyệt độc nhất ở ngón chân, mũi của mỗi bàn chân, nên gọi là Độc âm.
Tên Hán Việt khác của huyệt Độc Âm:
Độc hội.
Mô tả huyệt của huyệt Độc Âm :
1. VỊ trí xưa:
Huyệt ở chính giữa chỉ văn dưới ngón thứ 2 của ngón chân thứ 2 (Đại thành).
2. VỊ trí nay :
Lật chân lên, huyệt ở điểm giữa của lằn chỉ văn của khớp 2 ngón chân thứ 2.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Độc Âm:
Sinh khó, thai chết lưu, sót nhau, kinh nguyệt không đều, đau tim đột ngột, đau ngực bụng, thoát vị, phụ nữ ọe khan, nôn mửa, tích tụ, trúng độc cá nóc.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm 0,2 thốn, có cảm giác tê đến đầu ngón chân.
2. Cứu 3 lửa.
Tham khảo của huyệt Độc Âm:
1. «Đại thành» ghi rằng: “Hai huyệt Độc âm, trị thoát vị, thai chết lưu, sót nhau, cứu 5 lửa; phụ nữ ọe khan, nôn mửa, kinh nguyệt không đều“.
2. «Tập thành» ghi rằng: “Độc âm chủ trị nôn khan, bôn đồn phục lương, tích tụ, thoát vị, thai chết lưu, sót nhau, đau ngực, nôn ra chất chua lạnh, dùng Thái xung 3 lửa, Nội quan 2 lửa, Độc âm 5 lửa”.
3. «Châm cứu không huyệt cập kỷ liệu pháp tiện lãm» ghi rằng: “Độc âm là kỳ huyệt, châm 4. phân, cứu 3 lửa. Trị đẻ khó, thai chết lưu, kinh nguyệt không đều, thoát vị bụng rốn, đau ngực bụng, phụ nữ ọe khan, nôn mửa. Ngoài ra còn dùng để trị ngộ độc cá nóc“.
5. Huyệt Độc âm, theo “Châm cứu kinh ngoại kỳ huyệt đồ phô” gọi là Độc hội.