HẠ LIÊM
下廉穴
LI 8 Xià lián xué
Xuất xứ của huyệt Hạ Liêm:
«Giáp ất»
Tên gọi của huyệt Hạ Liêm:
-“Hạ” có nghĩa là thấp hơn hoặc ở dưới
– “Liêm” có nghĩa là góc nhà, lề hay mép của hình thoi.
Khi khuỷu tay gập cong lại tạo nên sự lồi lên của cơ xuất hiện tại vị trí này dưới dạng như hình thoi ở phía dưới nên gọi là Hạ liêm (mép lề dưới của hình thoi).
Tên Hán Việt khác của huyệt Hạ Liêm:
Thủ Hạ-liêm.
Huyệt thứ:
8 Thuộc Đại trường kinh.
Mô tả huyệt của huyệt Hạ Liêm:
1. VỊ trí xưa:
Sau xương quay, dưới huyệt Thượng liêm 1 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Đại thành).
2. Vị trí nay :
Xác định huyệt Khúc tri và Dương khê. Huyệt nằm dưới Khúc trì 4 thốn hoặc trên Dương khê 8 thốn, có thể xác định huyệt Ôn lựu và trên huyệt này 1 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hạ Liêm :
là bờ sau cơ ngửa dài, bờ ngoài cơ quay 1, cơ ngửa ngắn và xương quay Thần kinh vận động cơ là do các nhánh của dây thần kinh quay. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh C6.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Hạ Liêm:
1. Tại chỗ :
2. Theo kinh:
Đau đầu, đau mắt, nhức vai, đau cổ, đau bụng.
3. Toàn thân :
Viêm tuyến vú, xoàng đầu, chóng mặt.
Lâm sàng của huyệt Hạ Liêm:
Kinh nghiệm hiện nay :
Phôi Khúc trì, Ngoại quan trị đau mỏi tê ở cánh tay. Phối Thiêu trạch, Chiên trung, Ngứ tê, Thiêu thương trị viêm tuyến vú.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thắng, sâu 1 – 2 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ôn cứu 5 20 phút.
Tham khảo của huyệt Hạ Liêm:
1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Tiểu vàng dùng Hạ liêm làm chủ”.
2. «Giáp ất>> quyển thứ 12 ghi rằng: “Đau mắt dùng Hạ liêm làm chủ”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Hạ liêm chủ về đại tiện trong loãng thức ăn không tiêu, lao phổi, đầy bụng dưới, tiểu vàng, cầu ra máu, nói bậy bạ như cuồng, liệt nửa người, sốt, lãnh tý, phong thấp, khí Tiểu-trường bất túc, mặt trắng bệch, khối hạch ở bẹn, đau bụng như dao cắt, mạch ở bụng đầy đau, nói cuồng chạy bậy, đau 2 bên rốn, ăn không tiêu, suyễn, đi đứng khó, môi khô, rệu nước dãi, nhọt vú“.
4. «Đai thành>> quyến thứ 8 ghi rằng: “Nhọt ở vú dùng Hạ liêm, Tam lý, Hiệp khê, Ngư tế, ủy trung, Túc Lâm-khấp, Thiếu trạch”. Sách ghi tiếp: “Hông sườn đầy lan tói bụng, dùng Hạ liêm, Khâu khư, Hiệp khê, Thận du”.