HẠ LIÊU

下髎穴

B 34 Xià Liao (Sia Tsiao)

HẠ LIÊU
HẠ LIÊU

Xuất xứ của huyệt Hạ Liêu:

«Giáp ất».

Tên gọi của huyệt Hạ Liêu:

– “Hạ” có nghĩa là dưới, ở phía dưới.
– “Liêu” có nghĩa là kẽ nứt, lỗ trống không ở xương.
Xương cùng của cơ thể con người gọi là Liêu cốt. Huyệt này nằm ở lỗ trống không của Túc Thái dương mạch. Huyệt ở trong lỗ cuối cùng, lỗ thứ tư của xương cùng nên gọi là Hạ liêu (Lỗ dưới).

HẠ LIÊU
HẠ LIÊU

Tên Hán Việt khác của huyệt Hạ Liêu:

Tứ liêu.

Huyệt thứ:

34 Thuộc Bàng quang kinh.

Mô tả của huyệt Hạ Liêu:

1. Tị trí xưa:

Chỗ hõm thu tư, giữa chồ hõm giáp xương sống (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

HẠ LIÊU
HẠ LIÊU

2. Vị trí nay:

Ngay giữa lồ cùng 4. Khi điếm huyệt nên nằm sấp.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Hạ Liêu :

là cân của cơ lưng to, khối cơ chung của các cơ ở rãnh cột sống. Xương cùng – Thần kinh vận động cơ là nhánh của đám rối cánh tay, nhánh của dây sóng cùng 4. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh S3.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Hạ Liêu:

HẠ LIÊU
HẠ LIÊU

1. Tại chỗ, Theo kinh:

Tiểu tiện khó, đau dưới thắt lưng, đau dây thần kinh hông.

2. Toàn thân :

Viêm dịch hoàn, viêm phần phụ, kinh nguyệt không đều, bệnh thuộc hệ sinh dục, bài tiết, trĩ, suy nhược thần kinh.

Lâm sàng của huyệt Hạ Liêu

HẠ LIÊU
HẠ LIÊU

Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Trường cường trị đi cầu ra máu. Phối Bách hội trị sa trực trường.

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Tháng, sâu 1,5-3 thốn, tê như điện giật.
2. Cứu 5 10 phút.

HẠ LIÊU
HẠ LIÊU

Tham khảo của huyệt Hạ Liêu:

1. Xem: Bát liêu, Thượng liêu, Trung liêu, Thù liêu.
2. <<Giáp ất>> quyển thứ II ghi rằng: “Ruột sôi, kiết lỵ, dùng Hạ liêu làm chủ”.
3. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Ha liêu chủ về đại tiểu tiện không thông, sôi ruột ỉa chảy, hàn thấp nội thương, đại tiện xuống mau, cứng thắt lưng khó xoay trở, bạch đới, đau dẫn tỏi bung dưới”.

HẠ LIÊU
HẠ LIÊU

4. «Bách chúng phú» ghi rằng: “Thấp hàn thấp nhiệt dùng Hạ liêu” (Thấp hàn thấp nhiệt Hạ liêu dinh).
5. «Tô vân – Thích yêu thông luận thiên>>: Vương Băng chú rằng: “Ba mạch Túc Thái-âm, Quyết-âm, Thiếu dương, bên phải và trái giao kết ở Hạ liêu”.

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.