HUYỆT CƠ MÔN
箕門穴
SP 11 Ji mén (Tsri Menn)
Xuất xứ của huyệt Cơ Môn:
« Gỉáp – ất ».
Tên gọi của huyệt Cơ Môn:
-“Cơ” có nghĩa là cái rổ, cái sàng, cái nia.
– “Môn” có nghĩa là cửa, nơi ra vào thông thường.
Khi điểm huyệt này, bảo bệnh nhân gập cong đầu gối ngồi soạt và dang bàn chân ra như thê đang ôm một cái rồ giữa hai đầu gối.
Huyệt thứ 11 Thuộc Tỳ kinh
Mô tả của huyệt Cơ Môn :
ớ giữa 2 gân phía trên bụng cá, sờ tay vào có động mạch đập (Giáp ất).
1. Vị trí xưa:
Phía trên huyệt Huyết hải khoảng giữa 2 gân phía trong đùi (Tuần kinh). Chỗ có mạch đập trong đùi giữa gân cơ đùi trong (Đại thành)
2. Vị trị nay:
Ngồi ngay từ đầu gối đo lên 8 thốn cách Huyết hải 6 thốn, nơi có động mạch nhảy. Huyệt ỏ chỗ hõm tạo nên bổi bờ ngoài cơ may bờ trong cơ thẳng trước đùi và cơ rộng trong.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Cơ Môn:
là bô ngoài bo mạch thần kinh đùi, khe giữa cơ chậu và cơ lược, cơ bịt ngoài, cơ sinh đôi dưới – Thần kinh vận động cơ là các ngành ngang của đám rối thắt lưng, nhánh của dây thần kinh cơ-da, các nhánh dây thần kinh bịt. Da vùng huyệt chi phối bổi tiết đoạn thần kinh L3.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Cơ Môn
1. Tại chỗ :
2. Theo kinh:
3. Toàn thân:
Viêm niệu đạo, đái không tự chủ, đái dầm.
Lâm sàng của huyệt Cơ Môn
Kinh nghiệm hiện nay Phối Nhiên cốc, Hành gian trị ngứa niệu đạo, các chứng lâm. Phối Hợp dương, Tam-âm giao trị viêm tử cung, bạch đới. Phối Trung cực, Tam-âm giao trị lở ngứa ở bìu dái.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1 – 2 thốn.
2. Cứu 3-5 lửa.
3. Ôn cứu 3-10 phút.
* Chú ý Nếu khi châm có phản ửng ỏ chân làm cho vận động khó khăn không được tự ý hoặc bí đại tiện, nên châm huyệt Phúc ai đê giải cứu. Châm sâu 1,5 thốn, lưu kim chừng nửa giờ, sau đó vê kim qua trái 9 lần, phải 6 lần rồi rút kim ra.
Tham khảo của huyệt Cơ Môn
1. «Ngoại đài» ghi rằng: “Tiểu lắt nhắt đau buốt, đái dầm, sưng đau vùng bẹn, tiểu tiện khó, dùng Cơ môn”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Cơ môn chủ về các chứng lâm, tiểu tiện không thông, đái dầm, sưng đau vùng bẹn”.
3. «TỐ vấn – Thích cấm luận thiên» ghi rằng: “Châm vào trúng đại mạch ở bên trong đùi, máu ra không cầm dẫn tới chết.