HUYỆT ĐẠI HÁCH
大赫穴
K 12 Dà hè xué(Taé Ha, Ta Ro).
Xuất xứ của huyệt Đại Hách:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Đại Hách:
– “Đại” có nghĩa là lớn lao, vĩ đại.
– “Hách”có nghĩa là rõ rệt, thịnh vượng.
Tử cung nằm dưới huyệt này, lúc có thai bụng trở nên lớn hơn và rõ ràng hơn nên gọi là Đại hách (Sự nhô lồi lớn lên).
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Hách, có nghĩa là thịnh vượng. Đại hách ở dưới Khí huyệt 1 thốn, chỗ hội của Xung mạch và Thiếu âm, chỉ về huyệt này có âm khí rất lớn, nơi hội tụ của tinh khí nên dược gọi là Đại hách”. Tên đọc khác Đại hích.
Tên Hán Việt khác Âm duy, Âm quan.
Huyệt thứ 12 Thuộc Thận kinh
Đặc biệt Hội của Túc Thiếu âm kinh với Xung mạch.
Mô tả huyệt của huyệt Đại Hách:
1. Vị trí xưa:
Dưới huyệt Khí huyệt 1 thốn (Giáp ất) cách đường gân giữa bụng 0,5 thốn (Đại thành).
2. VỊ trí nay:
Khi điểm huyệt nằm ngửa, từ huyệt Hoành cót đo lên 1 thốn, cách Trung cực giữa Nhâm mạch 0,5 thốn.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Đại Hách:
là cân cơ chéo to của bụng, cơ tháp, bờ trong cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là ruột non, tử cung (khi có thai 3 – 4 tháng), Bàng-quang (khi đầy nước tiêu). Thần kinh vận động cơ là 6 nhánh thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng – sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bỏị tiết đoạn thẩn kinh TI2.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Đại Hách:
1. Tại chỗ:
Đau âm hộ, ngọc hành.
2. Theo kinh:
3. Toàn thân:
Di tinh, xuất tinh sớm, suy nhược sinh dục, đau mắt, tròng có gân máu.
Lâm sàng của huyệt Đại Hách:
1. Kinh nghiệm tiền nhân:
Phối Trung phong trị nuy quyết (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Trung phong (cứu) trị di tinh, xuất tinh sớm. Phối Thiên khu, Quan nguyên, Tam-âm giao trị trướng đầy bụng dưới, kinh nguyệt không đều, đau nhức dương vật.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 1-1,5 thốn.
2. Cứu 3 – 5 lửa.
3. Ôn cứu 10 20 phút.
* Chú ý Có thai, bí đái không được châm sâu.
Tham khảo của huyệt Đại Hách:
1. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Đàn ông tinh tràn, teo sinh dục, dùng Đại hách làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Phụ nữ xuống chất đỏ, dùng Đại hách làm chủ”.
3. «Thiên kim» quyển thứ 19 ghi rằng: “Đàn ông suy nhược mất tinh, dương vật teo, đau trong dương vật. Cứu Đại hách 30 lửa”.
4. «Tư sinh» ghi rằng: “Đại hách, Trung phong trị nuy quyết“.
5. «Đại thành>> quyên thứ 6 ghi rằng: “Đại hách chủ về hư lao mất tinh, đàn ông teo cơ quan sinh dục, đau trong dương vật, mắt đỏ đau từ trong khóe, phụ nữ xích bạch đới“.
6. Theo “Giáp ất kinh” còn ghi huyệt này tên là Âm duy, Âm quan.
7. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi rằng Đại hách là nơi hội của Xung mạch, Túc Thiếu-âm.
8. Bấm tay vào Đại hách để tìm bệnh ở Thái dương (Tiểu-trường, Bàng-quang) (Manaka = Gian Trung Hỷ Hùng, Nhật Bản).