HUYỆT NHÂN TRUNG
人中穴
GV 26 Rén zhōng xué
Xuất xứ của huyệt Nhân Trung:
<< Giáp ất ».
Tên gọi của huyệt Nhân Trung:
– “Thủy” có nghĩa là nước.
– “Cấu” có nghĩa là rãnh.
Huyệt như nằm ở trên rãnh nước nên gọi là Thủy cấu.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải ghi rằng: “Huyệt nằm ở trên chính giữa rãnh trụ mũi. Huyệt nằm ngay giữa Thủ túc Dương minh kinh, như sự giao hợp của kinh thủy với nhau nên gọi là Thủy cấu”.
Huyệt Thủy cấu gọi là Nhân trung có nghĩa là ở giữa người, sỏ dĩ huyệt Nhân trung không nằm ở giũa người, bổi mũi hít thỏ nó chi phối tới Thiên khi, trong khi miệng có ảnh hưởng tới địa khi do thúc ăn uống. Huyệt này nằm ở giữa mũi và miệng là nơi chính giữa tiếp quản bởi Thiên khí và Địa khí nó cao hơn đất và thấp hơn trời như một người đang đứng. Được giải thích bằng khí hóa bởi Y-Dịch. Hai lỗ mắt, hai lỗ tai, hai lỗ mũi được tạo ra thành quẻ Khôn ☷ (坤 kūn). Một lỗ miệng, một lỗ tiểu tiện, một lỗ đại tiện được tạo thành quẻ
Càn ☰ (乾 qián), huyệt nằm ở giữa hai quẻ này nên có tên. Thường dùng trong chứng bất tĩnh, động kinh, co giật, mục đích để thông Nhâm Đốc.
Tên Hán Việt khác của huyệt Nhân Trung:
Thủy cấu, Quỷ cung, Quỷ khách sảnh, Quỷ thị.
Huyệt thứ:
26 thuộc Đốc mạch.
Đặc biệt của huyệt Nhân Trung:
Hội của Đốc mạch với Thủ Túc Dương-minh.
Mô tả của huyệt Nhân Trung:
1.Vị trí xưa :
sống mũi thẳng xuống, chính giữa khe, huyệt nơi chỗ hõm gần mũi {Đại thành).
2. VỊ trí nay Ngay :
giữa đáy rãnh Nhân trung. Huyệt là điểm nối với tỷ lệ 1/3 trên với 2/3 dưới.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Nhân Trung :
là cơ vong môi trên – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây sọ não VIII. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh v2.
Hiệu năng của huyệt Nhân Trung:
Khai khiếu thanh nhiệt, thanh định thần chí, đuổi phong tà, tiêu nội nhiệt, lợi yêu tích, có thể điều hòa nghịch khí của âm dương.
Tác dụng trị bệnh của huyệt Nhân Trung:
1. Tại chỗ :
Liệt mặt, cảm giác kiến bò ở môi, méo miệng.
2. Theo kinh:
Chấn thương lưng cấp tính, đau thắt lưng khó cúi ngửa.
3. Toàn thân :
Hôn mê, kích ngất, trúng nắng, động kinh, hysteria, tâm thần phân liệt, say xe, say tàu, bệnh mũi, phù mặt, hôi miệng.
Lâm sàng của huyệt Nhân Trung:
1. Kinh nghiệm tiên nhân :
Phối Ủy trung trị đau ngang lưng như gãy {Ngọc long). Phối Tiền đính trị sưng mắt hư phù (Bách chứng), Phối Túc Lâm-khấp, Hợp cốc trị bất tỉnh nhân sự (Đại thành). Phối Trung quản, Khí hải, trị trúng phong cấm khẩu bất tỉnh (Đại thành). Phối Thượng tinh, Phong phủ trị chảy mũi nước (Đại thành) Phối Trung xung, Hợp cốc trị trúng phong bất tỉnh nhân sự (Đại thành).
2. Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Bách hội trị hôn mê. Phối Hợp cốc trị sản phụ kích ngất. Phối Trưởng cường, Phi dương trị sa trực trường. Phối Phong phủ, Phế du trị vai cứng thẳng. Phối Nội quan, Dũng tuyền, Túc Tam-lý trị hôn mê do trúng độc. Phối Hội âm, Trung xung trị chết chìm. Phối Hợp cốc thấu Lao cung trị ý bệnh, Phối Trường cường, Thủ Tam-lý thấu Ôn lưu, Tọa cốt, Phong thị, Túc Tam-lý trị viêm khớp do phong thấp. Phối ủy trung trị chấn thương ổ lưng. Phối Thập tuyên, Dũng tuyền, úy trung trị trúng nắng.
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Xiên, mũi kim hướng lên trên 0,5 1 thốn khi châm có cảm giác đau tại chỗ, khi vê có cảm giác đau nhức dễ làm tỉnh người – Khi điều trị chứng rệu nước dãi, trước hết châm mũi kim lên trên xong rút lui đến dưới da rồi châm qua phải, qua trái (gọi là Tam thấu pháp) có cảm giác căng đau tại chỗ.
2. Cứu 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.
Tham khảo của huyệt Nhân Trung:
1. «Giáp ất>> quyển thứ 8 ghi rằng: “Hàn nhiệt đau đầu, dùng thủy châm làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 8 ghi rằng: “Tâm thần phân liệt, động kinh dùng Thủy cấu Ivà Ngân giao làm chủ”.
3. «Thiên kim» ghi rằng: “Mắt ngứa sưng đỏ, cứu Nhân trung gần trụ mũi 2 lửa, nằm ngửa để cứu”.
4. «Đồng nhân» ghi rằng: “Thủy cấu trị tiêu khát uống nước vô kể, phù toàn thân, lúc nào cũng cười, động kinh tâm thần, không biết tôn ti trật tự, khi cười khi khóc, cấm khâu, húp mặt môi mấp máy, có cảm giác như con gì bò, châm vào 4 phân, lưu kim 5 hơi thỏ, đắc khí tức là tả, nếu cứu có thể’dùng mồi Ngải bằng hạt phân chim sẽ, ngày có thể cứu 3 – 7 lửa là được. Phù mặt, châm vào huyệt này làm ra hểt nước, thì bớt”.
5. «Ngọc long ca» ghi rằng: “Đau cứng cột sống lưng tả huyệt Nhân trung, chấn thương bổ té đau ỏ thắt lưng cũng có hiệu quả… Gù lưng bô Khúc trì, tả Nhân trung … chứng trúng phong châm hai huyệt Trung xung trước tả sau bổ, nếu không có hiệu quả thì châm thêm Nhân trung” (Tích bôi cường thông tả Nhân trung, tỏa Thiếm yêu toan diệc khả công … ủ bô Khúc trì tả Nhãn trung… Trúng phong chi chứng chứng phi khinh, Trung xung nhị huyệt khả an ninh, tiên bô hậu tả như vô ứng, tái thích Nhân trung lập tiện khinh).
6. «Trửu hậu phương» ghi rằng: “Nhân trung là huyệt chính đê’ chữa về cấp cứu. Trị bất tỉnh lạnh tay lạnh chân, cứu 7 lửa; hoặc bấm vào thật lâu, hoặc châm sâu tới răng”.
7. Huyệt này “Giáp ất” gọi là Thủy cấu, “Đồng nhân” gọi là Nhân trung, “Thiên kim” gọi là Quỉ khách sảnh, “Thiên kim dực” gọi là Qúi thị.
8. Huyệt Nhân trung là huyệt chủ yếu tỉnh não khai khiếu, thường dùng nhiều trong những người bị hôn mê về thần chí cho nhiều loại hình, đối với những hôn mê thể nhẹ thông thường, khí huyết suy nhược dùng kim châm nhẹ cạn có thê làm cho tỉnh được. Nhưng đối vđi những người thuộc dương thực chứng, bệnh nghiêm trọng khi châm cần phải hướng mũi kim lên sâu 1 – 1,5
thốn, trọng dụng tới phép tả mới có thể thu được hiệu quả. Sau khi rút kim có thê chảy máu, cầm máu bằng bông gòn. Ngoài ra khi châm người bị hôn mê, lúc đang kích thích huyệt này hoặc thời gian lưu kim, người bệnh nhăn mày nhích mũi, khóc rên, la, hắt hơi hoặc muốn lấy tay nhô kim là triệu chứng sắp tỉnh, nên kích thích tiếp để dễ tỉnh hơn.
9. Căn cứ theo “Giáp ất” ghi huyệt này là nơi hội của Đốc mạch, Thủ Túc dương minh.
10. Gây choáng thực nghiệm ổ trên động vật rồi châm vào huyệt Nhân trung và kích thích bằng điện thì có thể điều hòa được huyết áp bị rói loạn (Châu Thư, Lý sỏ Kiệt – Trung Quốc).
11. Châm huyệt Nhân trung và Hội âm thì hô hấp thay đôi rõ ràng (Trương Vinh Dường, Ngô Lạc Quân – Trung Quốc).
12. Gây choáng thực nghiệm trên động vật rồi dùng châm bằng điện để kích thích huyệt Nhân trung, thấy có thể cải thiện được hô hấp của con vật (Châu Thư – Lý sỏ Kiệt, Trung Quốc).
13. Châm huyệt Nhân trung hoặc Tố liêu của động vật thực nghiệm, thấy có thể tạm thời làm hô hấp tăng cường, khi súc vật tạm ngừng thỏ, châm những huyệt đó có thể làm phục hồi hô hấp. Ngoài ra, châm còn có thê’ làm kéo dài được thời gian sống của súc vật có khí thủng ngực nhân tạo (Các châm cứu gia Thượng Hải, Trung Quốc).
14. Châm và kích thích điện vào huyệt Nhân trung của động vật gây choáng thực nghiệm, thấy có thê’ cải thiện được hô hấp của con vật. Nhưng nếu cắt dây thần kinh dưới hố mắt đi, rồi châm thì không còn kết quả ấy nữa. (Châu Thư, Lý sỏ Kiệt – Trung Quốc).
15. Phong bế làm mất tác dụng cải thiện hô hấp của động vật gây choáng thực nghiệm khi châm vào hai huyệt Hội âm và Nhân trung (Trương Vinh Đường – Ngô Lạc Quân, Trung Quốc).
16. Lý giải như thế nào về công dụng chủ trị của huyệt Nhân trung ? – Huyệt Nhân trung là du huyệt của Đốc mạch. Đốc mạch từ đỉnh đầu lạc vào não, vì vậy huyệt này có công dụng khai khiếu tỉnh thần, chủ trị chứng bệnh thần chí, cấp cứu. Trong “Trủu hậu phương” ghi huyệt Nhân trung có năng lực “Cấp cứu chết đột ngột, kích ngất xỉu”, hay nói khác hơn nó có tác dụng cắp cứu khai khiếu tỉnh não hồi nghịch. “Tịch hoằng phú” lại dùng “Nhân trung trị điên rất hay” (Nhân trung trị điên công tôi cao), nói rõ Nhân trung đối vói bệnh thần chí có hiệu quả rất rõ ràng. Ngoài ra, Nhân trung lại có tác dụng thư cân lợi tích, là do duyên cớ Đốc mạch tuần hành ỏ cột sống gáy-lưng-thắt lưng, lại thêm Dốc mạch cùng tương thông với mạch khí của Thủ Thái-dương và Túc Thái-dương ỏ hai bên hai bên nó, tăng cường quan hệ lưng gáy. Trên lâm sàng, Nhàn trung dùng để trị các chứng bệnh chấn thương thắt lưng cấp, vẹo cứng cổ rất có hiệu quả, “Thông huyền chỉ yêu phú” có nói: “Nhân trung trừ đau cứng cột sóng” (Nhân trung trử tích lữ chi cường thống), và trong câu: “Đau cứng cột sống lưng tả huyệt Nhân trung, chấn thương trặc lưng rất có công hiệu” (Cường thống tích bôi tả Nhân trung, tóa thiểm yêu toan diệc khả công) trong “Ngọc long ca”, đều nói lên tác dụng lợi tích (cột sống) của huyệt Nhân trung.