HUYỆT PHÙ ĐỘT
浮突穴
LI 18 Fú tū xué (Fou Trou).

Xuất xứ của huyệt Phù Đột:
«Linh khu – Bản du».
Tên gọi của huyệt Phù Đột:
– Vào thài xưa, bề rộng của 4 ngón tay được gọi là một “Phù”, một “Phù” tương đương vói 3 thốn, theo tỉ lệ “Phù” còn có nghĩa là bổ trợ, phù giúp.
– “Đột” có nghĩa là nhô lên, nổi lên.
Huyệt này nằm ở giữa cơ ức-đòn-chũm, nằm hai bên trái táo A dam (củ hầu), nên có tên là “Phù đột” (chỗ nhô lên).

Tên Hán Việt khác của huyệt Phù Đột:
Phò đột, Thủy đột, Thủy huyệt.
Huyệt thứ:
18 Thuộc Đại-trường kinh.

Mô tả của huyệt Phù Đột:
1. VỊ trí xưa:
Ở cổ, từ má đo xuống 1 thốn, ngoài huyệt Nhân nghênh 1,5 thốn (Giáp ất, Đồng nhân, Phát huy, Đại thành).

2. Vị trí nay:
Ngồi ngay, từ chỗ cao nhất của yết hầu, đo ra 3 thốn, ngoài huyệt Nhân nghênh, bô sau cơ ức-đòn-chũm.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới huyệt :
là cơ bám da cổ, bó ức cúa cơ ức-đòn-chũm, các cơ bậc thang, chỗ bám vào xương của cơ góc – Thần kinh vận động cơ là dây thần kinh cơ da cổ, nhánh ngoài của dây thần kinh sọ não XI, các nhánh của đám rối thần kinh cổ sâu. Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C3.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Phù Đột:
1. Tại chỗ :
Tắc tiếng, khàn tiếng, sưng đau họng– thanh quản, nuốt khó.
2. Toàn thân :
Suyễn, đàm nhiều, ho. Huyệt dùng để gây tê trong phẫu thuật tuyến giáp trạng.
Lâm sàng của huyệt Phù Đột :
1. Kinh nghiện tiền nhân:
Phối Thiên đột, Thái khê trị sò sè ở cuống họng (Tư sinh).
2. Kinh nghiệm hiện nay :
Phối Thiên đột, Thái khê trị suyễn. Phối Thiên đột, Hợp cốc trị khàn tiếng, tắc tiếng, suyễn, ho. Phối Hợp cốc, Giáp xa, Ngoại quan trị viêm tuyến mang tai (quai bị).
Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng, sâu 0,5 – 1 thốn, có cảm giác căng tức ở yết hầu.
2. Cứu 1 – 3 lửa.
3. Ôn cứu 5-10 phút.

Tham khảo của huyệt Phù Đột:
1. «Linh khu – Hàn nhiệt bệnh» ghi rằng: “Câm đột ngột, khí nghẽn, dùng Phù đột và Thiệt bản chích ra huyết”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Ho khí xốc lên, họng-thanh quản sò sè khó thở, dùng Phù đột làm chủ”.
3. «Đại thành» quyển thú 6 ghi rằng: “Phù đột chủ trị về ho ra dãi nhiều, khí xông lên, trong họng kêu như vịt kêu vì hen suyễn, câm đột ngột, nghẽn khí”.
4. Huyệt Phù đột sách “Ngoại đài” còn gọi là Thủy huyệt”.