HUYỆT PHÙ KHÍCH
浮郄穴
B 38 Fú què xué (Feou Tsri, Fao Keu).

Xuất xứ của huyệt Phù khích:
«Giáp ất».
Tên gọi của huyệt Phù khích:
– “Phù” có nghĩa là nổi lên trên.
– “Khích” có nghĩa là khe hỏ.
Huyệt nằm trên khe hỏ ỏ trên huyệt úy dương nên có tên là Phù khích.
Theo “Kinh huyệt thích nghĩa hội giải” ghi rằng: “Khích có nghĩa là khe. Huyệt như khe trống ỏ phía trên ủy dương 1 thốn, bỏi vì như mạch đến Ân môn lại nổi lên, nên gọi là Phù khích”.

Tên đọc khác của huyệt Phù khích:
Phù ky.
Huyệt thứ :
38 Thuộc Bàng-quang kinh.

Mô tả của huyệt Phù khích:
1. VỊ trí xưa:
Trên huyệt úy dương 1 thốn, co đầu gối đê’ tìm huyệt (Giáp ất). Trên huyệt ủy trung 1 thốn (Đại thành).

2. Vị trí nay :
Trên khớp nhượng chân-đầu gối ngoài. Huyệt ở trong góc tạo nên bỏi bờ cơ hai đầu đùi và bờ ngoài cơ bán mạc, trên nhượng chân 1 thốn. Khi điểm huyệt nên co nảy chân để tim.
3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Phù khích:
là góc giữa 2 cơ bán mạc và cơ 2 đầu đùi, mặt sau đầu dưới xương đùi – Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh hông khoeo to. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh s 1.

Tác dụng trị bệnh của huyệt Phù khích:
1. Tại chỗ, Theo kinh:
Viêm trường vị cấp tính, viêm bàng quang, liệt hạ chi mặt ngoài.
2. Toàn thân:

Lâm sàng của huyệt Phù khích:
Kinh nghiệm hiện nay:
Phối Thừa sơn, Côn lôn trị co rút bắp chân.

Phương pháp châm cứu:
1. Châm Thẳng 1 -2 thốn.
2. Cứu 3 – 7 lửa.
3. Ồn cứu 5 – 20 phút.

Tham khảo của huyệt Phù khích:
1. «Giáp ất» quyển thứ 12 ghi rằng: “Không nằm được, lấy Phù khích làm chủ”.
2. «Đại thành» quyển thứ 6 ghi rằng: “Phù khích chủ trị hoắc loạn vọp bẻ, tiểu trường nhiệt, đại trường kết bón, co rút cẳng chân ngoài, mất cảm giác vùng đùi, tiểu nóng, phân cứng.
