HUYỆT QUAN MÔN 

關門穴

S 22 Guānmén xué (Koann Menn)

HUYỆT QUAN MÔN
HUYỆT QUAN MÔN

Xuất xứ của huyệt Quan Môn :

«Giáp ất».

HUYỆT QUAN MÔN
HUYỆT QUAN MÔN

Tên gọi của huyệt Quan Môn:

– “Quan ” có nghĩa là cái thanh cài cửa, dùng một cái trục gỗ cài ngang cửa.
– “Môn” có nghĩa là cửa.
Huyệt nằm ngang hàng với chỗ nối của trường và vị. Khi có dấu hiệu chủ yếu của sự ăn không ngon miệng củng gióng như cửa của dạ dày bị cài đóng lại. Nên có tên là Quan môn (Cửa bị gài đóng).

HUYỆT QUAN MÔN
HUYỆT QUAN MÔN

Huyệt thứ :

22 Thuộc VỊ kinh.

Mô tả của huyệt Quan Môn:

1. VỊ trí xưa:

Dưới huyệt Lương môn trên huyệt Thái ất (Giáp ất).

HUYỆT QUAN MÔN
HUYỆT QUAN MÔN

2. VỊ trí nay:

Trên rốn 3 thốn từ huyệt Kiến lý đo ra mỗi bên 2 thốn.

3. Giải phẫu, Thần kinh Dưới của huyệt Quan Môn:

là cân cơ chéo to. Cơ thẳng to, mạc ngang, phúc mạc. Dưới nữa là đại trường ngang – Thần kinh vận động cơ là 6 dây thần kinh gian sườn dưới và dây thần kinh bụng-sinh dục. Da vùng huyệt chi phối bỏi tiết đoạn thần kinh T9.

HUYỆT QUAN MÔN
HUYỆT QUAN MÔN

Tác dụng trị bệnh của huyệt Quan Môn:

Tại chỗ, Toàn thân :

Sình bụng, ăn uống kém, sôi ruột, ỉa chảy, phù.

HUYỆT QUAN MÔN
HUYỆT QUAN MÔN

Lâm sàng của huyệt Quan Môn:

1. Kinh nghiệm tiền nhân :

Phối Trung phủ, Thần môn trị đái dầm (Tư sinh).

HUYỆT QUAN MÔN
HUYỆT QUAN MÔN

2. Kinh nghiệm hiện nay:

Phối Trung quản, Túc Tam-lý trị trướng bụng, đau bụng. Phối Quan nguyên, Thiên khu trị ỉa chảy.

HUYỆT QUAN MÔN
HUYỆT QUAN MÔN

Phương pháp châm cứu:

1. Châm Thẳng, sâu 1 – 2 thốn.
2. Cứu 5 lửa.
3. Ôn cứu 5 – 20 phút.

HUYỆT QUAN MÔN
HUYỆT QUAN MÔN

Tham khảo của huyệt Quan Môn:

1. «Giáp ất» quyển thứ 9 ghi rằng: “Trướng bụng, hay đầy bụng, tích khí dùng Quan môn làm chủ”. Sách lại nói tiếp: “Đái dầm, dùng Quan môn, ủy trung làm chủ”.
2. «Giáp ất» quyển thứ 11 ghi rằng: “Mình sưng húp, dùng Quan môn làm chủ”.
3. «Đại thành>> quyển thứ 6 ghi rằng: “Quan môn chuyên trị khí tích đầy, sôi ruột đau trong ruột, ỉa chảy, kiết lỵ, không muốn ăn, hơi chạy trong bụng, đau thắt ở hai bên rốn, mình húp, sốt rét kèm đàm run lạnh, đái đầm”.

HUYỆT QUAN MÔN
HUYỆT QUAN MÔN

BÌNH LUẬN

Nhập nội dung bình luận của bạn
Vui lòng nhập tên của bạn

Website này sử dụng Akismet để hạn chế spam. Tìm hiểu bình luận của bạn được duyệt như thế nào.